Phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm hình sự. Để giải quyết một hành vi vi phạm pháp pháp luật thì cần phân biệt đó là vi phạm hành chính hay vi phạm hình sự. Việc phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động áp dụng pháp luật, nó chính là cơ sở để áp dụng các loại trách nhiệm pháp lý khác nhau nhằm bảo đảm đấu tranh có hiệu quả đối với vi phạm hành chính và tội phạm, qua đó góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
Mục lục bài viết
Phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm hình sự
1. Về khái niệm
– Xử lý vi phạm hành chính
Tại khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật XLVPHC) định nghĩa vi phạm hành chính:
“là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.
– Xử lý vi phạm hình sự
Tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) định nghĩa tội phạm:
“là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”.
2. Bảng phân một số tiêu chí phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm hình sự
Tiêu chí |
Vi phạm hành chính | Vi phạm hình sự |
Luật điều chỉnh |
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) |
|
Định nghĩa |
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. |
Vi phạm hình sự (hay còn gọi là tội phạm) là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. |
Đối tượng xâm phạm |
Xâm phạm các quy định trong quản lý hành chính nhà nước. |
Xâm phạm các mối quan hệ được Bộ luật Hình sự bảo vệ: tính mạng, sức khỏe công dân… |
Mức độ nguy hiểm |
Nhẹ hơn, chủ yếu đánh vào yếu tố vật chất, tinh thần của người vi phạm (cảnh cáo, phạt tiền…) |
Nặng hơn, chủ yếu là hình phạt liên quan đến việc tước tự do của người phạm tội |
Biện pháp xử lý |
Bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế ít nghiêm khắc hơn và không để lại án tích. |
Bị xử lý bằng các chế tài hình sự trong đó có các hình phạt hạn chế quyền tự do thậm chí tước đi quyền sống của con người: Phạt tù, tử hình…và có để lại án tích. |
Thẩm quyền xử phạt |
Có cơ quan ngoài cơ quan quản lý hành chính nhà nước ví dụ: Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam,… |
Tòa án |
Tiền án, tiền sự |
Bị ghi tiền sự, nếu vi phạm các hành vi có tính chất hình sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. |
Bị xem là có tiền án, người phạm tội có bản án xét xử của Tòa án. |
Chủ thể thực hiện |
Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là tổ chức, cá nhân. |
Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hình sự là cá nhân, pháp nhân thương mại. |
» Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự