Xử lý tang vật, tiền liên quan đến tội cho vay lãi nặng? Khi cơ quan công an có đủ căn cứ xác định tội danh cho vay lãi nặng thì hình thức xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm sẽ được thực hiện ra sao? Được quy như thế nào?
Tư vấn xử lý vật, tiền liên quan đến tội cho vay lãi nặng?
1. Xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm
Hiện nay, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP ngày 20/2/2021 Hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự về việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, có một số nội dung xử lý tang vật liên quan đến vụ án. quy định tại Điều 5, Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP như sau:
“Điều 5. Xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm
1. Tịch thu sung quỹ nhà nước đối với:
a) Khoản tiền, tài sản khác người phạm tội dùng để cho vay;
b) Tiền lãi tương ứng mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự mà người phạm tội đã thu của người vay.
c) Tiền, tài sản khác mà người phạm tội có thêm được từ việc sử dụng tiền lãi và các khoản thu bất hợp pháp khác.
2. Trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, …) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước.“
2. Hiệu lực áp dụng pháp luật của Nghị quyết
Các trường hợp không căn cứ vào Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm quy định tại Điều 8 Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP như sau:
“Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 30 tháng 9 năm 2021 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 12 năm 2021.
2. Trường hợp người phạm tội đã bị xét xử trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực theo đúng các quy định, hướng dẫn trước đây và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì không căn cứ vào Nghị