Tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp được hiểu là các mâu thuẫn, bất đồng, tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh doanh, thương mại, lao động, gia đình…. giữa hai bên, giữa nhóm hoặc các nhóm, giữa các thành viên, cổ đông…. Hiện nay, hầu hết các nhà đầu tư khi mới thành lập đều không quan tâm tìm hiểu đến những quy định về việc quản lý, điều hành và tổ chức nội bộ trong công ty. Nên khi mâu thuẫn xảy ra đa phần là thường không biết cách tháo gỡ và ngày càng để cho mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ trở lên gay gắt ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp bao gồm:
1. Giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty:
Tranh chấp liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
– Cổ đông, thành viên không góp tiền cho số cổ phần cam kết góp hoặc số vốn cam kết góp;
– Góp không đủ số cổ phần, số vốn góp đã đăng ký, nhưng vẫn yêu cầu được coi là cổ đông với quyền và lợi ích như của một người đã góp đủ;
– Tranh chấp phát sinh từ phương thức góp và tài sản góp vốn như: Định giá tài sản không chính xác với giá trị thực tế; Không chuyển sở hữu tài sản góp vốn; Không thỏa thuận với nhau trước về việc góp vốn và giá trị góp vốn bằng tài sản;
– Không quy định về thời điểm hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng phần vốn góp và tính hợp pháp của các hợp đồng chuyển nhượng.
– Tranh chấp về tư cách cổ đông, thành viên;
– Tranh chấp vì về các Quyết định đưa ra không công bằng, Quyết định không hợp pháp;
– Không chấp nhận quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên vì Quyền lợi của mình không được như mong đợi.
2. Tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau:
Tranh chấp liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
– Tranh chấp về chọn người đại diện theo pháp luật;
– Các tranh chấp khác gắn liền với lợi ích của từng thành viên, cổ đông công ty,…
3. Trình tự thực hiện:
– Tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thông tin về vụ việc, tra cứu văn bản pháp luật, văn bản nội bộ công ty để đưa ra phương án giải quyết tranh chấp;
– Trao đổi với Quý Khách hàng về phương án giải quyết tranh chấp và lên kế hoạch phối hợp thực hiện;
– Đại diện cho doanh nghiệp để đàm phán với các bên liên quan để đàm phán nhằm đưa ra phương án giải quyết các tranh chấp nội bộ bằng con đường thương lượng;
– Tư vấn, đại diện Quý Khách hàng tham dự các cuộc họp để giải quyết tranh chấp.
– Đại diện Khách hàng khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài;
» Luật sư giải quyết tranh chấp doanh nghiệp tại tòa án
Tư vấn giải quyết tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp:
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo