Tư vấn về các giai đoạn thực hiện tội phạm

Các giai đoạn thực hiện tội phạm là quá trình phạm tội do cố ý, bao gồm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Các giai đoạn thực hiện phạm tội này thể hiện các mức độ thực hiện tội phạm khác nhau và cũng phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau.

1. Giai đoạn chuẩn bị phạm tội
Là giai đoạn người phạm tội tiến hành tìm kiếm công cụ phạm tội; sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội hoặc chuển bị những điều kiện thuận lợi cho tội phạm quan sát địa điểm, điều kiện liên quan xung quanh hoàn cảnh của nạn nhân. Tại giai đoạn này, chưa có thiệt hại xảy ra cho khách thể, chưa tác động tới đối tượng tác động của tội phạm, nhưng vẫn bị truy tố vì:

Thứ nhất, hành vi chuẩn bị liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện tội phạm, chuẩn bị càng đầy đủ, tỉ mỉ thì hậu quả gây ra lại càng lớn;

Thứ hai, ý định phạm tội đã được biểu hiện ra bên ngoài. Do đó, có căn cứ để xác định rằng chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì mới truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Giai đoạn phạm tội chưa đạt
Là giai đoạn mà người phạm tội có thực hiện hành vi phạm tội, những không thực hiện được đến cùng do những cản trở khách quan. Thể hiện qua:

– Người phạm tội bắt đầu thực hiện tội phạm:
+ Người này có thể bắt đầu thực hiện những hành vi khách quan được cấu thành tội phạm miêu tả;
+ Người phạm tội thực hiện những hành vi đi liền trước hành vi khách quan.

– Người phạm tội thực hiện những hành vi đi liền trước hành vi khách quan:
+ Người thực hiện tội phạm chưa làm thỏa mãn, chưa thực hiện hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm;
+ Người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan nhưng hậu quả chưa xảy ra (đối với cấu thành tội phạm vật chất);
+ Người phạm tội đã có hành vi khách quan, có hậu quả đã xảy ra, nhưng không có mối quan hệ nhân quả giưa hành vi khách quan và hậu quả;

– Nguyên nhân phạm tội chưa đạt là nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội: Nguyên nhân có thể xảy ra từ:
+ Công cụ, phương tiện;
+ Nạn nhân chống cự;
+ Các yếu tố khách quan khác…

Phân loại phạm tội chưa đạt:
Căn cứ vào tâm lý người phạm tội đối với việc phạm tội chưa đạt: (chưa đạt ở đây là chưa đạt về hậu quả xảy ra, còn chưa hoàn thành là chưa hoàn thành về hành vi khách quan

+ Chưa đạt chưa hoàn thành:
Là trường hợp phạm tội chưa đạt trong đó vì những nguyên nhân khách quan mà người phạm tội chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả. Chẳng hạn: trộm cắp tài sản nhưng khi mở được cửa vào nhà chưa kịp lấy tài sản thì bị phát hiện và bắt giữ.

+ Chưa đạt đã hoàn thành: mọi trường hợp phạm tội chưa đạt đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Là trường hợp phạm tội chưa đạt mà người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả nhưng do nguyên nhân khách quan mà hậu quả không xảy ra.
Ví dụ: mở được cửa vào trong nhà lấy tài sản nhưng tài sản không còn đó nữa

3. Giai đoạn tội phạm hoàn thành
Là trường hợp hành vi phạm tội làm thỏa mãn tất cả các dấu hiệu được nêu trong cấu thành tội phạm.

Lưu ý: Trường hợp, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm đội
Người phạm tội dừng hành vi phạm tội do ý chí chủ quan của họ và dứt khoát từ bỏ ý định phạm tội thì được nhà nước miễn trách nhiệm hình sự về tội phạm định thực hiện. Việc chấm dứt phải ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.

» Luật sư tư vấn luật hình sự

» Tư vấn luật hình sự

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo