Tư vấn thủ tục xin cấp giấy phép con cho doanh nghiệp, về bản chất trong các quy định văn bản pháp luật thuật ngữ giấy phép con được quy định theo thuật ngữ khác. Theo đó, tại Luật đầu tư có quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được hiểu là ngành, nghề mà việc thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì những lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội hay sức khỏe của cộng đồng (khoản 1 Điều 7 Luật đầu tư 2014 ).
Như vậy, giấy phép con là giấy phép mà các tổ chức, cá nhân khi thực hiện các ngành, nghề kinh doanh phải có mới được xem là đủ điều kiện hoạt động, kinh doanh. Tại Điều 8 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp phải đảm bảo việc đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư đồng thời phải thực hiện việc bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
Các loại giấy tờ như: giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký, giấy phép hoạt động…
Một số loại giấy phép con cần xin cấp:
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Giấy phép xuất khẩu gạo;
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy;
– Giấy phép kinh doanh rượu;
– Giấy phép lữ hành quốc tế;
– Giấy phép nhà thuốc GPP;
– Giấy phép mở phòng khám chuyên khoa răng;
– Giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ;
– Giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường;
– Giấy phép tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện;
– Giấy phép kinh doanh phòng tập gym;
– Giấy phép kinh doanh khu vui chơi giải trí;
– Giấy phép kinh doanh rượu bán lẻ;
– Giấy phép An ninh trật tự…
Theo thống kê thì có tới 110 ngành nghề yêu cầu phải có giấy phép kinh doanh với 171 loại giấy phép kinh doanh; Có 83 ngành nghề yêu cầu phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh với 62 loại giấy chứng nhận; Có 44 loại ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề với 53 loại chứng chỉ hành nghề; Có 11 ngành nghề yêu cầu vốn pháp định; Có 345 ngành nghề yêu cầu phải có chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định hoặc trong quá trình hoạt động không đảm bảo duy trì đủ điều kiện kinh doanh mà vẫn thực hiện được xem là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2014. Việc không thực hiện đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh tùy tưng trường hợp sẽ bị xem xét áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu TNHS trong những trương hợp nhất định.
Theo phụ lục IV Luật đầu tư 2014, hiện nay mặc dù đã được nhiều lần giảm về điều kiện kinh doanh một số ngành, nghề. Tuy nhiên, vẫn còn tới 267 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (giảm bớt 119 ngành, nghề). Một trong những quy định thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc hoạt động trong các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là việc đối với các điều kiện kinh doanh những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện sẽ được đăng tải trên cổng thông tin đăng ký quốc gia, những điều kiện không được đăng tải trên cổng thông tin sẽ được coi là không còn hiệu lực thi hành (khoản 5 Điều 7 Luật đầu tư 2014).
» Các ngành nghề cần xin giấy phép con
Dịch vụ, tư vấn thủ tục xin giấy phép con:
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo