Tư vấn đăng ký bản quyền phần mềm

Chúng tôi là doanh nghiệp sản xuất phần mềm quản trị doanh nghiệp và muốn bảo hộ bản quyền phần mềm này và nhãn hiệu là logo của công ty, mong công ty luật tư vấn?

Trả lời: Đầu tiên, chúng tôi trân trọng cám ơn sự quan tâm của Quý Công ty đối với các dịch vụ sở

hữu trí tuệ của SB law. Để Quý Công ty hiểu thêm về Công ty chúng tôi, trân trọng mời Quý

Công ty ghé thăm chuyên trang bao ho doanh nghiep.com của chúng tôi để có thông tin chi tiết.

Tiếp theo nội dung trao đổi giữa chúng tôi và Quý Công ty liên quan đến việc đăng ký bảo hộ

chương trình phần mềm máy tính “Giải pháp quản trị doanh nghiệp” tại Cục Bản

quyền Việt Nam và đăng ký nhãn hiệu “Hình + Slogan” tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, chúng tôi xin được tư vấn sơ bộ thủ tục đăng ký cũng như chi phí cho các công việc này, như sau:

ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ

  1. Công việc thực hiện

Chúng tôi có chức năng và sẵn sàng cung cấp cho Chị dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả đăng

ký bảo hộ chương trình phần mềm máy tính “ABSoft – Giải pháp quản trị doanh nghiệp” tại Cục Bản quyền tác giả, bao gồm các công việc sau đây:

– Soạn thảo bộ hồ sơ phục vụ cho việc đăng ký bản quyền tác giả.

– Nộp và theo dõi hồ sơ đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả.

– Thay mặt Quý Công ty tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan chức năng cho đến khi Quý Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả.

Thời hạn để Quý Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả là từ 15 đến

20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

  1. Chi phí thực hiện công việc

Phí đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả được tính cụ thể như sau:

Công việc thực hiện Phí (VND)
Phí nhà nước Phí dịch vụ
1. Phí đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký cho 01 chương trình phần mềm máy tính tại Cục Bản quyền tác giả 610.000 2.890.000
Tổng tiền(các số bôi đậm): 3.500.000
Bằng chữ: Ba năm trăm nghìn đồng

Ghi chú:

Khoản phí nêu trên đã bao gồm lệ phí nhà nước và phí dịch vụ, không bao gồm 5% VAT.

  1. Các tài liệu cần thiết để nộp đơn

Nếu Quý Công ty thực sự quan tâm và có nhu cầu được hỗ trợ dịch vụ đăng ký Bản quyền

cho chương trình phần mềm máy tính “Giải pháp quản trị doanh nghiệp”, Quý

Công ty vui lòng chuẩn bị và cung cấp cho chúng tôi các tài liệu sau đây để chúng tôi lập

thành bộ hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả:

  • Hợp đồng Ủy quyền (gửi cho quý vị khi nhận được yêu cầu).
  • Giấy cam đoan của tác giá (theo mẫu).
  • Quyết định giao nhiệm vụ trong trường hợp chủ sở hữu là Công ty (theo mẫu của
  • 02 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu tác phẩm.
  • 02 bản sao chứng minh nhân dân của tác giả (hoặc các đồng tác giả).
  • 02 đĩa chương trình phần mềm muốn đăng ký
  • 02 tác phẩm đóng quyển in nội dung của chương trình phần mềm muốn đăng (có dấu của Công ty)

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

  1. Công việc & Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Công việc thực hiện:

Trong trường hợp chúng tôi được Chị ủy quyền là đại diện sở hữu trí tuệ của Chị tại Cục Sở hữu trí tuệ (“Cục SHTT”), công việc của chúng tôi sẽ bao gồm:

  • Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • Chuẩn bị Đơn, ký đơn (với tư cách là đại diện được uỷ quyền của Chị) và đi nộp Đơn tại Cục SHTT;
  • Thông báo về việc nộp đơn với Chị ngay sau khi nộp đơn;
  • Nhận tất cả các Thông báo từ Cục SHTT liên quan đến đơn và thông báo đến Chị;
  • Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn (nếu có yêu cầu từ Cục SHTT);
  • Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT (nếu Đơn bị từ chối bảo hộ);
  • Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho Chị cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục SHTT về việc bảo hộ nhãn hiệu;
  • Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng (nếu có Giấy chứng nhận)

Chi phí thực hiện công việc:

Theo qui định, Đơn nhãn hiệu phải đăng ký kèm theo danh mục sản phẩm/dịch vụ được phân

nhóm theo Bảng phân loại Ni-Xơ phiên bản 10. Phí đăng ký nhãn hiệu sẽ được tính dựa trên

số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong Đơn. Theo đó, chúng tôi xin

được báo giá chi phí đăng ký cho nhãn hiệu “ Hình + Slogan” cho 02 nhóm sản phẩm/dịch vụ:

Nhóm thứ nhất: Phần mềm máy tính; phần mềm máy tính ghi sẵn; phần mềm máy tính dùng

cho quản lý hệ thống; chương trình máy tính; chương trình máy tính dùng cho quản lý hệ

thống; chương trình máy tính [phần mềm có thể tải xuống được];

Nhóm thứ hai: Phát triển phần mềm máy vi tính; cho thuê phần mềm máy vi tính; thiết kế

phần mềm máy vi tính; tư vấn trong lĩnh vực phần mềm máy vi tính; cài đặt phần mềm máy vi

tính; sửa chữa phần mềm máy vi tính;

trong trường hợp đơn suôn sẻ, sẽ được tính cụ thể như sau:

Chi tiết Phí nhà nước(VNĐ) Phí dịch vụ(VNĐ)
1. Phí tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi nộp đơn (cho 01 nhãn hiệu có 02 nhóm SP/DV[1]) 1.000.000×2=2.000.000
2. Phí đăng ký nhãn hiệu có đến 6 sản phẩm/dịch vụ trong nhóm thứ nhất (đã bao gồm cả phí nộp đơn, công bố, cấp bằng) 1.020.000 1.980.000
3. Phí đăng ký nhãn hiệu cho 01 nhãn hiệu có 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ phát sinh thứ hai (đã bao gồm cả phí nộp đơn, công bố, cấp bằng) 640.000 1.860.000
Tổng tiền (các số bôi đậm):Bằng chữ: 7.500.000Bảy triệu năm trăm nghìn đồng

Ghi chú:

Khoản phí nêu trên đã bao gồm lệ phí nhà nước và phí dịch vụ, không bao gồm (1) 5% VAT, (2) các loại phí phát sinh nếu đơn bị từ chối (do trùng/tương tự với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký trước…..), cần phải phúc đáp/khiếu nại lên Cục Sở hữu Trí tuệ và (3) phí thúc đẩy xét nghiệm (nếu có). Khoản phí phát sinh này sẽ được thoả thuận theo từng trường hợp cụ thể trước khi tiến hành công việc.

  1. Thủ tục và thời gian đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định của pháp luật, thời gian đăng ký một nhãn hiệu kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng bảo hộ là 13-15 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm. Theo qui định, qui trình thẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau (i) thẩm định hình thức (1-2

tháng), (ii) công bố Đơn trên Công báo (2 tháng); (iii) thẩm định nội dung (9-12 tháng); và (iii) cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).

Trước tiên, đơn sẽ được thẩm định về hình thức xem có đáp ứng các yêu cầu về mặt hình thức không, ví dụ như Người Nộp Đơn đã nộp đủ các tài liệu cần thiết chưa, phân nhóm các sản phẩm/dịch vụ có chính xác không … Kết quả của thẩm định hình thức sẽ có trong vòng 1 đến 2 tháng kể từ khi nộp đơn và Cục SHTT sẽ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và gửi cho Người Nộp Đơn.

Sau khi có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, trong 2 tháng kể từ ngày có Quyết định chấp nhận Đơn hợp lệ, Đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và được chuyển sang giai đoạn thẩm định nội dung. Mục đích của giai đoạn này là xem xét xem nhãn hiệu xin đăng ký có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của pháp luật không.

  • Nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Người Nộp Đơn;
  • Nếu nhãn hiệu không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục SHTT sẽ ra Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung (từ chối) và Người Nộp Đơn có 02 tháng để trả lời Thông báo này.

Nếu Đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra Thông báo cấp bằng và Người nộp đơn có nghĩa vụ phải nộp lệ phí cấp bằng trong thời hạn là 1 tháng kể từ ngày thông báo. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp cho người nộp đơn trong vòng 1-2 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp bằng.

  1. Các tài liệu cần thiết để nộp đơn

Để nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Chị chỉ cần cung cấp cho chúng tôi các thông tin/tài liệu sau đây:

  • Tên và địa chỉ của chủ sở hữu nhãn hiệu (nếu đăng ký dưới tên Công ty thì tên/địa chỉ của Công ty phải trùng khớp với Giấy đăng ký kinh doanh)
  • Giấy ủy quyền (sẽ cung cấp mẫu sau), có ký tên Người đại diện và đóng dấu Công ty;
  • Mẫu nhãn hiệu xin đăng ký (bản mềm)
  • Danh mục sản phẩm cụ thể xin đăng ký bảo hộ theo nhãn hiệu.

Nếu cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp. Mong sớm nhận hồi âm của Quý Công ty về vấn đề trên.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Công ty. Kính chúc Quý Công ty kinh doanh ngày càng phát triển thịnh vượng.

[1] Phí tra cứu là không bắt buộc và chỉ mang tính tham khảo, không phải là kết luận cuối cùng của Cục SHTT

>> Thủ tục đăng ký Bản quyền tác giả

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Hình thức văn bản hành chính

Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…

Phản ánh vi phạm giao thông qua ứng dụng VNeTraffic

Theo quy định tại Thông tư 73/2024/TT-BCA thì từ ngày 01/01/2025, người dân đã có thể tra…

Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo