Categories: Công an nhân dân

Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol là gì?

Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol là gì? Với sự tham gia của 190 nước, Interpol là cơ quan đầu não chuyên về điều tra, theo dõi, cung cấp tư liệu liên quan đến tội phạm hình sự… Gồm sự phát triển hình thành Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), Văn phòng Interpol Việt Nam, Tôn chỉ và mục tiêu hoạt động của Interpol, Thông báo và cách ra thông báo của Interpol. 

Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol là gì?

1. Interpol là gì?

Interpol là tên gọi thường dùng của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế. Đây là một tổ chức liên chính phủ gồm 194 thành viên được thành lập ngày 7/9/1923 tại Viên, Áo. Việt Nam tham gia Interpol năm 1991 và trở thành thành viên thứ 158 của tổ chức cảnh sát quốc tế này.

Cơ quan cao nhất của Interpol là đại hội đồng, gồm tất cả các quốc gia thành viên của tổ chức.

Interpol có một cơ quan thường trực do tổng thư ký đứng đầu và một Ủy ban hành pháp do một Chủ tịch đứng đầu.

Ngân sách của Interpol chủ yếu từ sự đóng góp của các quốc gia thành viên. Ngoài ra, còn từ các tổ chức khác và các doanh nghiệp thương mại.

2. Văn phòng Interpol Việt Nam

Ngày 4 tháng 11 năm 1991, trong phiên họp đầu tiên của Kỳ họp Đại hội đồng INTERPOL lần thứ 60 tại thành phố Punta del Este, Uruguay, Đại hội đồng INTERPOL đã chính thức thông qua đơn xin gia nhập Tổ chức của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) Việt Nam với đa số phiếu tán thành. Lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 156 của Tổ chức INTERPOL, mở ra một cơ chế hợp tác đa phương về thực thi pháp luật trên phạm vi rộng nhất từ trước đến nay. (Ngày 4/11 là ngày truyền thống của Lực lượng INTERPOL Việt Nam).

Văn phòng Interpol Việt Nam (C55) trực thuộc Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an Việt Nam. Trước đây Văn phòng Interpol trực thuộc Tổng cục Cảnh sát. Cơ quan này thực hiện chức năng cơ quan đầu mối trong hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm của Lực lượng Công an nhân dân nói chung và Lực lượng Cảnh sát Việt Nam nói riêng trong hợp tác với Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (INTERPOL), Tổ chức Cảnh sát các nước Đông Nam Á (ASEANAPOL) và các cơ quan thực thi pháp luật của các nước thành viên INTERPOL trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tính quốc tế liên quan đến Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an và Điều lệ của các tổ chức nói trên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.

3. Lịch sử hình thành Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol)

Ngày 7/9/1923, Ủy ban Cảnh sát Hình sự Quốc tế (ICPC) được thành lập với mục đích củng cố hoạt động chung của các cơ quan cảnh sát quốc gia. Tổ chức có trụ sở chính đặt ở Vienna, Áo. Ngay sau khi thành lập, các lệnh truy nã đỏ đầu tiên được công bố trên Tạp chí International Public Safety.

Năm 1946, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Ủy ban Cảnh sát Hình sự Quốc tế được tái lập, lúc này được gọi là Interpol (viết tắt của International Police).

Trụ sở của tổ chức lúc đó được đặt tại Paris (Pháp). Cũng từ thời điểm đó, hệ thống thông báo mã màu của ủy ban được khởi xướng và những lệnh truy nã đỏ đầu tiên của Interpol được phát ra.

Năm 1956, Ủy ban Cảnh sát Hình sự Quốc tế được đổi tên thành Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế và tên tiếng Anh vẫn được gọi là Interpol.

Năm 1989, Interpol chuyển ban thư kí tới Lyon (Pháp) và liên tục mở văn phòng đại diện khu vực ở một số quốc gia cũng như trụ sở của Liên hợp quốc ở New York.

Tính đến thời điểm hiện tại, Interpol là tổ chức liên chính phủ lớn thứ hai chỉ sau Liên Hiệp Quốc về số quốc gia thành viên với sự tham gia của 190 quốc gia.

Việt Nam tham gia Interpol năm 1991 và trở thành thành viên thứ 158.

4. Tôn chỉ và mục tiêu hoạt động của Interpol

Trái ngược với cách thức mà nó thường được miêu tả trong văn hóa đại chúng, Interpol không phải là một cơ quan thực thi pháp luật siêu quốc gia và không có nhân viên nào có thể làm nhiệm vụ bắt giữ. Thay vào đó, nó là một tổ chức quốc tế có mạng lưới các cơ quan thực thi pháp luật hình sự từ các quốc gia khác nhau. Tổ chức này có chức năng là một cơ quan liên lạc hành chính giữa các cơ quan thực thi pháp luật của các nước thành viên, cung cấp thông tin liên lạc và cơ sở dữ liệu hỗ trợ, hỗ trợ thông qua trụ sở trung ương ở Lyon, Pháp.

Hình thức hợp tác của Interpol trong hoạt động chung rất hữu ích để chống tội phạm quốc tế, bởi vì ngôn ngữ, các khác biệt văn hóa và thủ tục hành chính có thể gây khó khăn cho quan chức cảnh sát từ các quốc gia khác nhau để làm việc cùng nhau. Ví dụ, nếu đặc vụ ICE (cơ quan quan thuế và nhập cảnh Mỹ) và FBI theo dõi một kẻ khủng bố đến Ý, họ có thể không biết ai để liên hệ trong cảnh sát quốc gia Ý, hay Carabinieri (Hiến binh) có thẩm quyền đối với một số khía cạnh của vụ án, hoặc ai trong chính phủ Ý phải được thông báo về sự tham gia của ICE / FBI. ICE và FBI có thể liên hệ với Văn phòng Trung ương Quốc gia Interpol tại Ý, mà sẽ hoạt động như một liên lạc viên giữa Hoa Kỳ và các cơ quan thực thi pháp luật Ý.

Interpol hoạt động độc lập theo tôn chỉ tôn trọng chủ quyền các quốc gia thành viên, không can thiệp vào công việc nội bộ. Đối tượng điều tra chỉ là tội phạm hình sự. Lực lượng này không điều tra các vấn đề liên quan đến chính trị, tôn giáo, quân đội, kỳ thị chủng tộc…

Mục tiêu hoạt động

INTERPOL không phải là một tổ chức cảnh sát thuần túy mà nhiều người thường hay hiểu lầm. Vì Interpol chỉ là một cơ quan đầu não chuyên về điều tra, theo dõi, cung cấp tư liệu liên quan đến tội phạm hình sự, khủng bố. Interpol không tham gia vào công việc bắt bớ hoặc can thiệp vũ trang. Các hoạt động đó đều do cơ quan cảnh sát địa phương của quốc gia có liên quan xử lý. Nhưng, Interpol có thể giúp đỡ các tổ chức cảnh sát địa phương trong việc theo dõi tiến trình hoạt động của các kẻ bị truy tầm và phát lệnh truy nã cho các quốc gia thành viên.

Công việc chính của Interpol là theo dõi, điều tra phát hiện các tội phạm như rửa tiền, buôn bán người, trẻ em, buôn bán ma tuý, vũ khí, chống tội phạm công nghệ cao, chống tội phạm có tổ chức, chống khủng bố… nhằm góp phần giữ gìn trật tự xã hội trên toàn cầu.

5. Biểu tượng và các văn phòng của Interpol

Biểu tượng:

Biểu tượng hiện tại của Interpol đã được thông qua vào năm 1950 và bao gồm các yếu tố sau:

– Hình Trái Đất để chỉ hoạt động trên toàn thế giới.

– Nhánh ô liu đại diện cho hòa bình.

– Thanh kiếm tượng trưng cho hoạt động của cảnh sát.

– Bàn cân biểu tượng cho công lý.

Văn phòng:

Ngoài trụ sở chính ở Lyon, Interpol duy trì 7 văn phòng khu vực đặt tại:

– Buenos Aires, Argentina

– San Salvador, El Salvador

– Yaoundé, Cameroon

– Abidjan, Bờ Biển Ngà

– Nairobi, Kenya

– Harare, Zimbabwe

– Bangkok, Thái Lan (Văn phòng liên lạc)

Trung tâm chỉ huy và điều phối của Interpol làm việc 24/7 có nhiệm vụ liên lạc cho lực lượng cảnh sát các quốc gia tìm kiếm thông tin khẩn cấp hoặc cảnh báo tội phạm đe dọa. Trung tâm chính ở Lyon và một trung tâm phụ ở Buenos Aires được mở vào tháng 5 năm 2011. Trung tâm thứ ba dự kiến sẽ mở tại Singapore vào tháng 9 năm 2014. Interpol cũng có một văn phòng đại diện đặc biệt tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York vào năm 2004 và tại trụ sở của Liên minh châu Âu ở Brussels vào năm 2009.

INTERPOL cũng đang xây dựng Khu liên hợp Interpol Toàn cầu (IGCI) tại Singapore nhằm hoạt động như một trung tâm nghiên cứu và phát triển cơ sở. Dự kiến, trung tâm sẽ hoạt động vào tháng 9 năm 2014.

6. Thông báo và cách ra thông báo của Interpol

Interpol không có quyền ra quyết định truy nã. Chỉ có một quốc gia hoặc một tòa án quốc tế mới có quyền ra quyết định truy nã nghi can.

Lệnh truy nã của Interpol chỉ đơn giản là để thông báo cho các quốc gia thành viên rằng người này bị truy nã dựa trên một lệnh bắt giữ hoặc một quyết định tư pháp tương đương do một quốc gia hay một tòa án quốc tế ban hành.

Cách thông báo của Interpol gồm:

– Thông báo đỏ – Red Notice, hay lệnh truy nã đỏ:Yêu cầu truy bắt nhằm mục đích dẫn độ tội phạm và thường được ban hành trên mạng của Interpol.

– Thông báo đen – Black Notice: Nhằm xác định tung tích các nạn nhân đã chết ở bên ngoài Tổ quốc.

– Thông báo xanh lá cây – Green Notice: Cảnh báo về các đối tượng phạm tội từ các nước khác nghi đã thâm nhập vào nước sở tại hoặc đối tượng gây án ở nước sở tại rồi trốn ra nước ngoài.

– Thông báo xanh lam – Blue Notice: Nhằm xác định và cung cấp thông tin, đường di chuyển của các loại tội phạm, đối tượng hoạt động xuyên quốc gia.

– Thông báo vàng – Yellow Notice: Truy tìm người mất tích.

– Thông báo màu da cam – Orange Notice: Nhằm cảnh báo các thông tin liên quan đến tội phạm khủng bố đến các nước thành viên của Interpol về những biến động, việc di chuyển và hoạt động phức tạp của bọn tội phạm khủng bố trên toàn cầu.

theo luatduonggia.vn

» Cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT Báo hiệu đường bộ

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT Báo hiệu đường bộ. CỘNG HOÀ XÃ…

Thông tư 51/2024/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ

Thông tư 51/2024/TT-BGTVT thay thế Thông tư 54/2019/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia…

Hình thức văn bản hành chính

Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…

Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo