Thủ tục Luật sư gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

Thủ tục Luật sư gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Sau khi luật sư được mời được cấp giấy chứng nhận bào chữa, thì được gặp người bị tạm giam, tạm giữ cần tuân theo các thủ tục theo quy định của pháp luật như thế nào? Thủ tục luật sư vào trại giam gặp bị can, bị cáo: 

Thủ tục Luật sư gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

– Căn cứ pháp lý: 

» Bộ luật tố tụng hình sự 2015

» Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ

» Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015

I. Bộ luật tố tụng hình sự 2015

– Luật sư có thể trở thành người bào chữa nếu được người bị buộc tội nhờ bào chữa theo Điều 72 BLTTHS 2015 quy định:

Điều 72. Người bào chữa

1. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

2. Người bào chữa có thể là:
a) Luật sư;
…”

– Để có thể bào chữa tốt nhất cho thân chủ của mình thì pháp luật cho phép người bào chữa gặp gỡ và lấy thông tin của người đang bị tạm giam, tạm giữ theo Điều 73 BLTTHS 2015 quy định:

Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa

1. Người bào chữa có quyền:
a) Gặp, hỏi người bị buộc tội;
b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
…”

– Luật sư làm thủ tục gặp người đang bị tạm giam, tạm giữ thì luật sư cần xuất trình thẻ luật sự, văn bản thông báo người bào chữa, và chấp hành các quy định của cơ sở tạm giam, tạm giữ theo Điều 80 BLTTHS 2015 quy định:

Điều 80. Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam

1. Để gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam, người bào chữa phải xuất trình văn bản thông báo người bào chữa, Thẻ luật sư hoặc Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.

2. Cơ quan quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam phải phổ biến nội quy, quy chế của cơ sở giam giữ và yêu cầu người bào chữa chấp hành nghiêm chỉnh. Trường hợp phát hiện người bào chữa vi phạm quy định về việc gặp thì phải dừng ngay việc gặp và lập biên bản, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.”

II. Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ

Theo Điều 10 Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT- BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định:

1. Việc phối hợp, tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp người bào chữa thực hiện theo quy định tại Điều 80 của Bộ luật Tố tụng hình sự và Điều 22, Điều 34 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.

2. Khi nhận được văn bản thông báo người bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam của cơ quan đang thụ lý vụ án thì cơ sở giam giữ tổ chức cho người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp cần phải giám sát cuộc gặp thì Thủ trưởng, người có thẩm quyền của cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ tổ chức giám sát. Nếu người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người bào chữa có hành vi vi phạm nội quy cơ sở giam giữ hoặc cản trở việc giải quyết vụ án thì người có thẩm quyền giám sát phải dừng ngay cuộc gặp và lập biên bản, báo cáo với Thủ trưởng cơ sở giam giữ và thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết để xử lý.

4. Trường hợp người bào chữa có yêu cầu gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại nơi khám bệnh, chữa bệnh ngoài cơ sở giam giữ thì cơ sở giam giữ trao đổi với bác sỹ Điều trị; trường hợp được sự đồng ý của bác sỹ Điều trị thì cơ sở giam giữ thông báo cho người bào chữa biết, đồng thời thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án để có biện pháp phối hợp kịp thời. Người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ phải quản lý, giám sát chặt chẽ không để người bào chữa đưa, chuyển đồ vật cấm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc có vi phạm khác về việc thăm gặp, gây cản trở việc giải quyết vụ án.

III. Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015

Tại khoản 3, 4 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định:

3. Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa.

4. Trường hợp người bào chữa có yêu cầu gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại nơi khám bệnh, chữa bệnh ngoài cơ sở giam giữ thì cơ sở giam giữ trao đổi với bác sỹ Điều trị; trường hợp được sự đồng ý của bác sỹ Điều trị thì cơ sở giam giữ thông báo cho người bào chữa biết, đồng thời thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án để có biện pháp phối hợp kịp thời. Người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ phải quản lý, giám sát chặt chẽ không để người bào chữa đưa, chuyển đồ vật cấm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc có vi phạm khác về việc thăm gặp, gây cản trở việc giải quyết vụ án.

Như vậy, luật sư với vai trò là người bào chữa thì hoàn toàn có thể gặp người đang bị tạm giam, tạm giữ, nhưng phải chấp hành theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và cơ chế quản lý của trại giam.

» Luật sư bào chữa hình sự

» Vai trò của Luật sư tham gia trong các vụ án hình sự

Mời Luật sư bào chữa để gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử: