Thủ tục đăng kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam. Hỏi thủ tục kết hôn với người nước ngoài? từ tháng 12/2017 đến tháng 1/2018 này bạn trai em về Việt Nam và chúng em sẽ kết hôn. Cho em hỏi những giấy tờ anh ấy cần làm mang về. về Việt Nam tụi em có thể đăng ký như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Trường hợp làm thủ tục kết hôn với người nước ngoài thì bạn có thể thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam hoặc theo quy định của pháp luật nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Ở Việt nam nếu không có cơ quan đại diện ngoại giao thì hai bạn có thể thực hiện thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam.
Điều 37 Luật hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn như sau:
“1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.”
Đối chiếu quy định trên, nếu hai bạn muốn thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam thì bạn sẽ nộp hồ sơ tại UBND huyện nơi bạn đang cư trú.
Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài gồm có các giấy tờ sau:
* Giấy tờ chung:
+ Tờ khai đăng ký kết hôn;
+ Giấy khám sức khỏe: Căn cứ vào Điều 20 nghị định 126/2014/NĐ-CP về hướng dẫn luật hôn nhân và gia đình thì khi kết hôn với người nước ngoài bắt buộc phải có giấy khám sức khỏe xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc những bệnh khác mà không làm chủ hành vi của bản thân. Giấy xác nhận phải được cấp bởi những cơ sở y tế có thẩm quyền tại Việt Nam và nước ngoài, thời gian thực hiện khám không quá 6 tháng tính đến ngày đăng ký hồ sơ.
+ 4 ảnh 3×4
* Giấy tờ đối với công dân Việt Nam:
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND xã/ phường nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp;
+ Bản sao chứng minh nhân dân/ CCCD có công chứng hoặc chứng thực;
+ Bản sao sổ hộ khẩu có công chứng hoặc chứng thực.
* Giấy tờ đối với người nước ngoài:
+ Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân,
+ Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, các giấy tờ của người nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Tức là là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Hợp pháp hóa lãnh sự là khâu chứng nhận chỉ thực hiện tại lãnh sự/đại sứ quán hoặc cơ quan có chức năng, thẩm quyền lãnh sự tại quốc gia khác với quốc gia của tài liệu đó được phát hành và nơi mà tài liệu đó muốn sử dụng ở nước nào. Ở Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự là Cục lãnh sự, Sở Ngoại vụ TPHCM, cơ quan ngoại vụ ở các tỉnh, thành phố. Như vậy, việc hợp pháp hóa lãnh sự được thực hiện sau khi đã chứng nhận lãnh sự, tức tài liệu đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của quốc gia mà tài liệu được phát hành.
Tuy nhiên, nếu không có cơ quan đại diện ngoại giao của nước bạn tại Việt Nam, do đó các tài liệu có thể được chuyển giao cho các cơ quan ngoại giao của của nước bạn ở nước láng giềng thứ ba chứng nhận lãnh sự.
Tư vấn thủ tục đăng kết hôn với người nước ngoài:
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…
Theo quy định tại Thông tư 73/2024/TT-BCA thì từ ngày 01/01/2025, người dân đã có thể tra…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ xử phạt vi…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo