Categories: Cho nhận con nuôi

Thủ tục cho con nuôi và nhận con nuôi

Thủ tục cho con nuôi và nhận con nuôi. Việc cho nhận con nuôi của gia đình tôi là do điều kiện tôi không thể nuôi con được nữa, nên tôi muốn cho 1 đứa nhỏ người khác nuôi thì tôi phải làm thủ tục gì, có phải cả 2 chồng tôi đều phải đồng ý không, vì chồng tôi đã đi nơi khác, nay không về.

Tư vấn thủ tục cho con nuôi và nhận con nuôi

1. Điều kiện cho con nuôi

Tại khoản 1 Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về sự đồng ý cho con nuôi:
Điều 21. Sự đồng ý cho làm con nuôi

1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.”
Theo đó, nếu chị muốn giao con cho người khác nuôi thì phải có sự đồng ý của chồng (cha đẻ của đứa bé). Trừ trường hợp bố đứa trẻ chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì chỉ cần sự đồng ý của chị là đủ.

2. Thủ tục nhận nuôi con nuôi

Làm thủ tục nhận con nuôi theo quy định tại Điều 17, 18, 19 Luật nuôi con nuôi 2010 như sau:

  • Giấy thỏa thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi của cha mẹ đẻ, người giám hộ, cơ sở y tế hoặc cơ sở nuôi dưỡng (có xác nhận UBND nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của cơ sở y tế) .
  • Trường hợp, nếu chưa có giấy khai sinh thì trước khi đăng ký nhận con nuôi thì bạn phải đi làm giấy khai sinh cho đứa trẻ trước.
  • Nếu người được nhận làm con nuôi từ 9 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.
  • Ðơn xin nhận con nuôi có xác nhận của cơ quan đơn vị nơi người nhận nuôi công tác (đối với CB-CC, người lao động; lực lượng vũ trang) hoặc UBND Phường nơi cư trú (đối với nhân dân) của người nhận nuôi.
  • Cam kết về việc chăm sóc giáo dục đứa trẻ. Nếu có vợ hoặc chồng phải có chữ ký của cả vợ và chồng.
  • Giấy khai sinh của người nhận nuôi con nuôi và của người được nhận làm con nuôi (trường hợp trẻ em chưa được khai sinh, thì phải đăng ký khai sinh trước khi đăng ký nhận nuôi con nuôi)
  • Chứng minh nhân dân của người nhận nuôi con nuôi.
  • Hộ khẩu của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
  • Nơi nộp hồ sơ: Đăng ký tại UBND Phường nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.

» Mẫu đơn xin nhận con nuôi có hướng dẫn viết đơn

» Dịch vụ làm thủ tục nhận con nuôi có chi phí bao nhiêu?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Phản ánh vi phạm giao thông qua ứng dụng VNeTraffic

Theo quy định tại Thông tư 73/2024/TT-BCA thì từ ngày 01/01/2025, người dân đã có thể tra…

Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo