Thời hiệu khởi kiện với yêu cầu phản tố như thế nào? Yêu cầu phản tố luôn luôn có sau yêu cầu khởi kiện, khi nào có yêu cầu khởi kiện thì mới phát sinh yêu cầu phản tố; quy định tại Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 (BLTTDS năm 2015) về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn cũng không có nội dung nào xác định bị đơn phải phản tố trong thời hiệu khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện với yêu cầu phản tố?
“Điều 200. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn
1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Điều 201. Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
1. Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây:
a) Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
b) Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
c) Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Điều 202. Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập
Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định của Bộ luật này về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn.“
Như vậy:
(1) Quy định tại khoản 2 Điều 200 BLTTDS năm 2015 là không hợp lý và rất khó hiểu. Tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều luật này đang dùng cách phân loại theo mục đích nhưng tại điểm c thì lại không phải là cách phân loại mà là nêu lên mối quan hệ giữa yêu cầu phản tố với yêu cầu khởi kiện và ý nghĩa của nó. Như vậy là cách diễn đạt không phù hợp với logic. Hơn nữa, việc yêu cầu phản tố được tòa án chấp nhận giải quyết trong cùng một vụ án là để việc giải quyết được chính xác và nhanh hơn, thuận tiện hơn cho các đương sự. Đây là ý nghĩa chung của tất cả các loại yêu cầu phản tố được phân loại tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 200 BLTTDS năm 2015. Và cũng chỉ có hai loại yêu cầu phản tố bao gồm loại phản tố để bù trừ nghĩa vụ và loại phản tố dẫn đến việc loại trừ chấp nhận một phần hay toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.
(2) Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự không có mẫu đơn phản tố.
(3) Học viện Tòa án, Phần kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự, Tập bài giảng cho Khóa 1, Nxb Văn hóa Thông tin, 2014.
(4) Trong phạm vi bài viết này, việc tòa án đình chỉ vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết phải được hiểu là đình chỉ theo yêu cầu của đương sự.
» Quyền phản tố của Bị đơn trong vụ án dân sự
» Thủ tục yêu cầu tòa án áp dụng thời hiệu trong vụ án dân sự