Thế nào là phạm tội lần đầu?

Thế nào là phạm tội lần đầu? Áp dụng quy định tại Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP để giải thích khái niệm “phạm tội lần đầu”. Về giá trị pháp lý, Nghị quyết của HĐTP TANDTC là văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Do còn có Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp chỉ mang tính tham khảo, hướng dẫn, không có tính bắt buộc. Đồng thời theo chính sách hình sự nước ta, khi có sự xung đột về pháp luật cần áp dụng quy định có lợi hơn cho người phạm tội. 

Hiểu thế nào là phạm tội lần đầu? 

1. Phạm tội lần đầu theo Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP

Ngày 24/4/2018, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP. Tại khoản 2 điều 2 của Nghị quyết này quy định: 

“Được coi là phạm tội lần đầu và có thể xem xét nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Trước đó chưa phạm tội lần nào;

b) Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự;

c) Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng;

d) Trước đó đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích”.

2. Phạm tội lần đầu theo Bộ luật hình sự năm 2015

Chỉ có hai trường hợp được coi là “không có án tích” theo quy định của BLHS năm 2015

Trường hợp 1: Theo quy định của BLHS 2015, người được xoá án tích coi như chưa bị kết án (khoản 1 điều 69). 

“Điều 69. Xóa án tích

1. Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ luật này.

Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.

2. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.”

Trường hợp 2: Người đương nhiên được xoá án tích và có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp thì được xác nhận là không có án tích (khoản 4 điều 70). Thứ hai là người dưới 18 tuổi bị kết án thuộc một số trường hợp quy định tại khoản 1 điều 107.  

“Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích

1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cm hành nghề hoặc làm công việc nht định, tước một số quyn công dân mà thời hạn phải chp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.”

» Luật sư bào chữa vụ án hình sự