Nắm vững tất cả hệ thống biển báo giao thông đường bộ để khi tham gia giao thông, việc tài xế lái xe nắm bắt thông tin trên các biển báo, biển chỉ dẫn giao thông trên đường để xử lý các tình huống giao thông kịp thời là cần thiết. Cùng với người điều khiển giao thông (Cảnh sát giao thông) và đèn tín hiệu giao thông, hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam đứng vị trí rất quan trọng.
Mục lục bài viết
Khái niệm: Biển báo giao thông là các biển hiệu được đặt trên đường, có chứa các thông tin đến người tham gia giao thông.
Cụ thể để thông báo, cảnh báo, cấm hoặc cho phép giao thông trên một điều kiện cụ thể.
Mặc định là người tham gia giao thông phải quan sát biển báo và nắm được các thông tin cơ bản trên biển báo.
Nếu bạn đi vào đường cấm và nói với cảnh sát giao thông rằng không nhìn thấy biển báo, thì rõ ràng là bạn đang không tuân thủ đúng luật giao thông.
Phải luôn quan sát biển báo và nắm bắt thông tin nhanh, vì bạn không thể nhìn biển báo tới 10 giây mới hiểu biển báo đó muốn nói gì khi đang lái xe. Vì vậy, việc nằm lòng những biển báo cơ bản là quy trình quan trọng của việc học lái xe ô tô.
Theo luật giao thông đường bộ Việt Nam, biển báo giao thông được chia làm 6 loại với từng mục đích khác nhau gồm:
1. Biển báo chi dẩn; 2. Biển báo hiệu lệnh; 3. Biển báo cấm; 4. Biển báo nguy hiểm; 5. Biển phụ và các loại biển khác trên đường cao tốc; 6. Biển báo trên đường cao tốc.
Biển chỉ dẫn có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông nền mầu xanh lam, cung cấp thông tin chỉ dẫn cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành trình.
Biển báo chỉ dẫn có giá trị hiệu lực trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy.
Biển báo hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền mầu xanh lam, trên biển có hình vẽ mầu trắng. Với mục đích cảnh báo cho người tham gia giao thông những mệnh lệnh phải thi hành.
Hiệu lực của các loại biển hiệu lệnh có thể có gia trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy.
Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người sử dụng đường phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo.
Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền mầu trắng, trên nền có hình vẽ mầu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.
Biển báo nguy hiểm cung cấp thông tinh cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra được dùng để báo cho người sử dụng đường
Chủ yếu là người lái xe cơ giới biết trước tính chất của sự nguy hiển trên tuyến đường để phòng ngừa.
Nhóm biển báo phụ có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ các biển đó hoặc được sử dụng độc lập.
Là những vạch được vẽ trên đường với mục đích cũng cấp những thông tin quan trọng cho người lái xe.
Về phân loại xe, làn đường, đường đi phụ và lối rẽ nếu không có bare, đường cấm trong từng trường hợp.
Báo hiệu trên vạch kẻ đường trong trường hợp chỉ dẫn trên đường có hiệu quả hơn và hạn chế một số nhược điểm khi trình bày thông tin trên biển báo.
» Luật sư tư vấn lỗi vi phạm giao thông
Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ xử phạt vi…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo