So sánh tội nhận hối lộ với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

So sánh tội nhận hối lộ với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

1. Khái niệm
Tội nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ quyền hạn, họ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ 500 ngàn trở lên hoặc dưới 500 ngàn nhưng vi phạm nhiều lần.
Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với ngưới khác để trục lợi là hành vi lợi dụng chức vụ của mình nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có trị giá từ 500 ngàn đến 10 triệu hoặc dười 500 ngàn nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
2. Giống nhau
– Về chủ thể: đều là người có chức vụ quyền hạn (chủ thể đặc biệt).
– Về mặt chủ quan: đều là lỗi cố ý trực tiếp hay qua trung gian nhận tiền, hiện vật hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào “đều là tội cấu thành hình thức”.
3. Khác nhau
Về mặt khách quan: dấu hiệu bắt buộc của tội nhận hối lộ là phải có sự thỏa thuận trước giữa người nhận và người đưa hối lộ về của hối lộ cũng như về việc làm có lợi cho người đưa hối lộ, còn dấu hiệu của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi là hành vi nhận tiền, hiện vật hoặc lợi ích vật chất khác.
Như vậy dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này là hành vi phạm tội.

Điều 279 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định về Tội nhận hối lộ như sau: “1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:…5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Điều 283 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi như sau:“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để dùng ảảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm…5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền hoặc giá trị tài sản đã trục lợi”.

» Hiệu lực hồi tố là gì?

» Tư vấn luật hình sự

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Hình thức văn bản hành chính

Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…

Phản ánh vi phạm giao thông qua ứng dụng VNeTraffic

Theo quy định tại Thông tư 73/2024/TT-BCA thì từ ngày 01/01/2025, người dân đã có thể tra…

Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo