Quyền từ chối bào chữa của luật sư, bị can, bị cáo

Quyền từ chối bào chữa của luật sư, bị can, bị cáo. Có nhiều trường hợp luật sư từ chối bào chữa cho bị can, bị cáo từ và ngược lại. Như vậy quyền từ chối bào chữa của luật sư, bị can, bị cáo được quy định như thế nào? 

Tư vấn quyền từ chối bào chữa của luật sư, bị can, bị cáo

Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Luật sư là người được bị can, bị cáo hoặc cơ quan có thẩm quyền chỉ định là người bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người bị buộc tội. Trong đó, có luật sư được mời và luật sư được chỉ định.

1. Về thay đổi hoặc từ chối người bào chữa

Điều 77 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định, có 03 đối tượng sau đây có quyền thay đổi hoặc từ chối luật sư bào chữa:

– Chính bản thân bị can, bị cáo

– Người đại diện của bị can, bị cáo

– Người thân thích của bị can, bị cáo

2. Khi từ chối luật sư không phải do chính bị can, bị cáo thực hiện

Phải được sự đồng ý của bị can, bị cáo và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án ngoại trừ người này có nhược điểm về thể chất, tâm thần hoặc người dưới 18 tuổi mà không thể tự bào chữa. 

Cũng theo quy định bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa cho mình hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Do đó, có thể thấy, việc có từ chối luật sư bào chữa hay không hoàn toàn dựa vào ý chí của người bị buộc tội. 

3. Trong trường hợp, bị can, bị cáo từ chối luật sư được chỉ định

Khi đó, các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc các tổ chức sau đây phải cử người tiếp tục việc bào chữa: 

– Đoàn luật sư

– Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

– Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

Lúc này, cơ quan tiến hành tố tụng cũng lập thành văn bản và dừng việc chỉ định người bào chữa. 

4. Luật sư có được từ chối bào chữa không?

Cùng với việc bị can, bị cáo từ chối luật sư bào chữa, thì ngược lại luật sư có được từ chối bào chữa hay không?

Theo điểm b, khoản 2, Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về người bào chữa thì luật sư có nghĩa vụ không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đảm nhận bào chữa nếu:

– Không vì lý do bất khả kháng

– Không phải do trở ngại khách quan

Luật sư nếu không chứng minh được lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì không được phép từ chối bào chữa.

Ngoài ra, tại Điều 9 các hành vi bị cấm của Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012 thì, việc từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng trừ lý do bất khả kháng là hành vi bị cấm đối với mỗi Luật sư.

Trong trường hợp luật sư có căn cứ từ chối, luật sư phải có văn bản thông báo cho các cơ quan này cùng với người được bào chữa biết. 

» Mẫu đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý

» Thư từ chối yêu cầu khách hàng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hướng dẫn tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức mới theo hướng…

Địa chỉ các cơ quan tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm hoạt động điều tra tại Hà Nội

Địa chỉ các cơ quan tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm hoạt động…

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Thuê Luật sư hòa giải đối thoại tại Tòa án

Thuê Luật sư hòa giải đối thoại tại Tòa án. Đây là một giai đoạn…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo