Quy định về miễn trách nhiệm hình sự tại Điều 29 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 ngoài xóa bỏ một số tội danh thì có mở rộng phạm vi áp dụng miễn trách nhiệm hình sự. Vậy quy định cụ thể sẽ thế nào?
Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự:
Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định một số trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự dựa vào các căn cứ sau đây:
Được đương nhiên miễn trách nhiệm hình sự khi:
– Có quyết định đại xá
– Trong quá trình điều tra, truy tố hoặc xét xử mà pháp luật thay đổi chính sách làm hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa
Một số trường hợp cụ thể bao gồm:
– Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
– Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
– Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội
Có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử mà:
– Người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa
– Người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa
– Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc góp phần hạn chế nhất có thể hậu quả của tội phạm
– Người phạm tội lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận
– Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải, đề nghị miễn trách nhiệm hình sự
Một số trường hợp cụ thể được quy định gồm:
– Người dưới 18 tuổi phạm tội nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự:
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý
– Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể trong vụ án
– Phạm tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch
– Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác
– Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác
– Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm
Các biện pháp áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự
Mặc dù đã được miễn trách nhiệm hình sự nhưng hành vi phạm tội đã xảy ra. Bởi vậy, luật có quy định một số biện pháp giám sát, giáo dục được áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự gồm:
– Khiến trách
– Hòa giải tại cộng đồng
– Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Những quy định này được thể hiện trong Điều 93, 94, 95 Bộ luật Hình sự 2015. Qua đó, vừa nhằm theo dõi, giám sát hành vi của người phạm tội sau khi họ được miễn trách nhiệm hình sự vừa giáo dục để người phạm tội nhận thức được sai lầm của mình để trở thành người có ích cho xã hội.
» Luật sư tư vấn luật hình sự
» Luật sư tranh tụng các vụ án hình sự
Tư vấn về trường hợp miễn trách nhiệm hình sự để bảo hộ quyền lợi trong quy định của bộ luật hình sự:
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo