Quy định thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại là các khái niệm phát sinh trong quá trình điều tra một vụ án hình sự. Các vấn đề liên quan đến phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều tra và giải quyết một vụ án hình sự.
Mục lục bài viết
» Quy định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến khởi tố.
Căn cứ theo điều 235 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau :
Điều 235. Phục hồi điều tra
1. Khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu việc điều tra bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 157 của Bộ luật này mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại thì Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định phục hồi điều tra.
2. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Việc đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra sẽ đưa đến hậu quả pháp lý là vụ án bị chấm dứt hoặc vụ án tạm dừng trong một khoảng thời gian xác định khi có các căn cứ theo luật định. Do đó, khi căn cứ này không còn, nói cách khác, khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra.
Quyết định phục hồi điều tra sẽ đưa vụ án trở lại “vòng quay” tố tụng hình sự. Các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục tiến hành giải quyết vụ án đó.
Tuy nhiên, khi phục hồi điều tra cần chú ý thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Chỉ được phục hồi điều tra khi thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn còn. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng, 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Phục hồi điều tra là một giai đoạn đặc biệt của quá trình điều tra vụ án hình sự. Giai đoạn phục hồi điều tra chỉ xuất hiện khi có những tình tiết đặc biệt và trước đó cuộc điều tra đã được tạm đình chỉ hoặc đình chỉ do hết thời hạn điều tra mà chưa chứng minh được tội phạm. Phục hồi điều tra là một giai đoạn của quá trình điều tra bởi vì những trình tự, thủ tục và thẩm quyền cũng như các vấn đề khác có liên quan vẫn rất đặc trưng cho giai đoạn điều tra, nhằm mục đích phát hiện thu thập, củng cố các tài liệu có giá trị chứng cứ để làm rõ chân lý khách quan về vụ án.
Theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định thì, thì phục hồi điều tra được thực hiện khi:
Khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu việc điều tra bị đình chỉ theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 157 của Bộ luật này mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại thì Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định phục hồi điều tra. Cụ thể là trường hợp đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và tội phạm đã được đại xá;
“Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.”
Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Về nguyên tắc, thẩm quyền ra quyết định phục hồi điều tra thuộc Cơ quan điều tra. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 của Điều 235 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, nếu việc điều tra trước đây bị đình chỉ dựa trên các căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại thì Cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát cùng cấp đều có quyền ra quyết định phục hồi điều tra.
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP quy định về phục hồi điều tra như sau:
Định kỳ (hằng tháng, 06 tháng, 01 năm) cơ quan có thẩm quyền điều tra và Viện kiểm sát phối hợp rà soát, đối chiếu, phân loại các vụ án tạm đình chỉ điều tra và tùy từng trường hợp xử lý như sau:
– Đối với vụ án có lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ điều tra và vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định phục hồi điều tra theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Tố tụng hình sự. Quyết định phục hồi điều tra được thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
– Đối với vụ án tạm đình chỉ điều tra nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan có thẩm quyền điều tra trao đổi bằng văn bản với Viện kiểm sát trước khi ra quyết định đình chỉ điều tra mà không phải ra quyết định phục hồi điều tra;
– Việc giao, gửi, thông báo quyết định phục hồi điều tra thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 232 và Khoản 2 Điều 235 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Trường hợp vụ án do Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố sau đó chuyển cho Cơ quan điều tra để điều tra theo thẩm quyền thì khi Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại được quy định cụ thể tại Điều 174 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 như sau:
1. Trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 235 của Bộ luật này thì thời hạn điều tra tiếp không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.
Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
– Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 01 tháng;
– Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
– Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 03 tháng.
Thẩm quyền gia hạn điều tra đối với từng loại tội phạm theo quy định tại Khoản 5 Điều 172 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
2. Trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng; nếu do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng. Viện kiểm sát chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hai lần. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần.
Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung.
3. Trường hợp vụ án được trả lại để điều tra lại thì thời hạn điều tra và gia hạn điều tra thực hiện theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Thời hạn điều tra được tính từ khi Cơ quan điều tra nhận hồ sơ và yêu cầu điều tra lại.
4. Khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra, điều tra bổ sung không được quá thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam trong trường hợp vụ án được điều tra lại thực hiện theo quy định tại Điều 173 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Quyền của bị can đối với việc phục hồi điều tra
Bị can có quyền yêu cầu điều tra lại nếu việc điều tra bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 157 của Bộ luật Tố tụng hình sự mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại.
Đây là trường hợp vụ án đình chỉ do đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như phân tích ở trên, hoặc vụ án bị đình chỉ do tội phạm đã được đại xá. Nhà làm luật quy định quyền yêu cầu điều tra lại đối với hai căn cứ này nhằm đảm bảo quyền, lợi ích cho bị can về việc đồng ý hoặc không đồng ý với các quyết định tố tụng của cơ quan có thẩm quyền, qua đó bị can có thể bảo đảm danh dự, uy tín của mình.
Ý nghĩa của việc phục hồi điều tra
Quy định về phục hồi điều tra là sự thể hiện trên thực tế nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan trong tố tụng hình sự. Quá trình khám phá vụ án hình sự là quá trình nhận thức một sự việc hiện tượng hết sức phức tạp mà chủ thể gây ra sự việc hiện tượng đó thường chú ý xóa đi dấu vết hoặc tạo ra những hiện tượng đánh lừa bản chất.
Quy định về phục hồi điều tra cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng có điều kiện để khắc phục những sai sót có thể có trong quá trình khám phá vụ án hình sự bởi những lý do khác nhau.
» Mẫu đơn yêu cầu phục hồi điều tra vụ án hình sự, với bị can
Phục hồi điều tra là một giai đoạn đặc biệt của quá trình điều tra, phục hồi điều tra chỉ xuất hiện khi có những tình tiết đặc biệt và trước đó cuộc điều tra đã được tạm đình chỉ hoặc đình chỉ do hết thời hạn điều tra mà chưa chứng minh được tội phạm.
Điều tra lại và điều tra bổ sung là yêu cầu của 02 cơ quan tiến hành tố tụng (Viện kiểm sát và Tòa án) khi không chấp nhận kết quả điều tra của Cơ quan Điều tra đã thực hiện trong thời hạn điều tra.
Như vậy, căn cứ theo các khái niệm đã nêu có thể thấy phục hồi điều tra, điều tra lại và điều tra bổ sung là các thủ tục có những điều kiện và đặc điểm khác nhau nhưng đều là các thủ tục có thể thay đổi tính chất của toàn bộ nội dung vụ án. Do đó, việc nắm rõ được các quy định của pháp luật về các vấn đề này là rất quan trọng và cần thiết.
2. Quy định về thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại
Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại được quy định cụ thể tại Điều 174 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:
1. Trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 235 của Bộ luật này thì thời hạn điều tra tiếp không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.
Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 03 tháng.
Thẩm quyền gia hạn điều tra đối với từng loại tội phạm theo quy định tại khoản 5 Điều 172 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
2. Trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng; nếu do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng. Viện kiểm sát chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hai lần. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần.
Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung.
3. Trường hợp vụ án được trả lại để điều tra lại thì thời hạn điều tra và gia hạn điều tra thực hiện theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Thời hạn điều tra được tính từ khi Cơ quan điều tra nhận hồ sơ và yêu cầu điều tra lại.
4. Khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra, điều tra bổ sung không được quá thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam trong trường hợp vụ án được điều tra lại thực hiện theo quy định tại Điều 173 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
» Quy định về triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự
» Phân biệt phạm tội liên tục với phạm tội nhiều lần
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…
Theo quy định tại Thông tư 73/2024/TT-BCA thì từ ngày 01/01/2025, người dân đã có thể tra…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ xử phạt vi…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo