Quan hệ nhân quả trong cấu thành tội phạm. Quan hệ nhân quả trong yếu tố khách quan của cấu thành tội phạm
Luật Hình sự không đặt ra quan hệ nhân quả, mà sử dụng cặp phạm trù triết học duy vật biện chứng về nguyên nhân và hậu quả. Trong Luật Hình sự quan hệ nhân quả là quan hệ giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra trong khi hành vi nguy hiểm cho xã hội phải xảy ra trước hậu quả tác hại về mặt thời gian, phải là nguyên nhân tất yếu gây ra hậu quả tác hại.
Đặc điểm:
– Quan hệ nhân quả là quan hệ khách quan, không phụ thuộc ý muốn chủ quan của con người.
– Hành vi là nguyên nhân gây ra hậu quả tác hại của tội phạm phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi ấy phải được Luật Hình sự quy định trong điều luật thuộc phần tội phạm cụ thể của Bộ luật Hình sự, phải do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.
– Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải xảy ra trước hậu quả tác hại về mặt thời gian.
– Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là nguyên nhân tất yếu dẫn đến hậu quả tác hại nói trên. Một hậu quả có thể do nhiều nguyên nhân thứ yếu, vì vậy hậu quả tác hại phải là sự tất yếu của hành vi nguy hiểm.
Quan hệ nhân quả là dấu hiệu bắt buộc ở những tội có cấu thành vật chất. Khi có hậu quả vật chất xảy ra, người có thẩm quyền phải xác định được hành vi nào là nguyên nhân chủ yếu rây ra hậu quả tác hại của tội phạm để xử lý đúng người, đúng tội. Quan hệ nhân quả có ý nghĩa bảo đảm tính khách quan trong xử lý tội phạm, có tác dụng định hướng điều tra vụ án hình sự, tìm ra thủ đoạn, công cụ phạm tội, xác định đung người thực hiện tội phạm, truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội.
» Áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội
» Tư vấn luật hình sự
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo