Những trường hợp được tại ngoại khi bị khởi tố. Tại ngoại là gì? Điều kiện để được cho tại ngoại khi cơ quan điều tra ra lệnh khởi tố bị can, hình thức bảo lãnh viết đơn bảo lãnh, đặt tiền bảo lãnh để được tại ngoại cho bị can sau khi bị khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Mục lục bài viết
Thông thường, khi cơ quan có thẩm quyền đã khởi tố một người thì sẽ tạm giam, tạm giữ người đó để giúp quá trình điều tra, xét xử được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người này có thể được tại ngoại.
Tại ngoại là một từ được nhiều người dùng để gọi chung việc đối tượng đã có quyết định điều tra, khởi tố nhưng không bị tạm giam.
Bởi không được pháp luật quy định cụ thể nên điều kiện để được tại ngoại sẽ là điều kiện để bị can không bị áp dụng biện pháp tạm giam. Khi đó, theo Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, một người có thể được tại ngoại khi:
– Tội phạm gây ra không phải tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng;
– Nếu là tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng thì phải:
+ Không vi phạm biện pháp ngăn chặn khác: Cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh,…
+ Có nơi cư trú rõ ràng hoặc xác định được lý lịch của bị can rõ ràng;
+ Không phải bị bắt theo quyết định truy nã;
+ Không có dấu hiệu bỏ trốn;
+ Không có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này…
Như vậy, khi các cơ quan có thẩm quyền xét thấy mức độ của hành vi phạm tội chưa đến mức phải tạm giam và việc cho người này tại ngoại không gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể xét cho người bị truy tố được tại ngoại.
Khi bị khởi tố hoặc truy tố trong một vụ án hình sự, bị can hoặc bị cáo sẽ bị tạm giam đến khi có phán quyết của Tóa án. Trường hợp không muốn bị giam giữ, có 02 biện pháp giúp bị can, bị cáo được tại ngoại đó là “bảo lãnh” và “nộp tiền để tại ngoại” theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định cho đối tượng này được tại ngoại mà không phải tạm giam.
Để bị can được bảo lãnh thì người đứng ra bảo lãnh có thể là người thân thích hoặc là tổ chức, cơ quan mà bị can là người của tổ chức, cơ quan đó.
Điều kiện bảo lãnh tại ngoại cho bị can
Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lãnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lãnh và cần đảm bảo:
Cơ quan, tổ chức:
– Bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức nhận bảo lãnh.
– Viết Giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Cá nhân:
– Đủ 18 tuổi trở lên;
– Có nhân thân tốt;
– Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;
– Có thu nhập ổn định;
– Có điều kiện quản lý người được bảo lãnh;
– Là người thân thích của bị can, bị cáo;
– Phải có ít nhất 02 người nhận bảo lĩnh;
– Viết Giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập;
Nội dung cam đoan: Không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ tại khoản 3 Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Bị can, bị cáo được bảo lãnh phải cam đoan những gì?
– Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan
– Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội
– Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật
– Không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án
– Không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này
Bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì bị tạm giam. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lãnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền.
Thẩm quyền cho phép bảo lãnh thuộc về ai?
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
– Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp.
– Chánh án, Phó Chánh án TAND và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
– Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa.
Căn cứ quyết định: Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi; Nhân thân của bị can, bị cáo. Hiện chưa có hướng dẫn chi tiết; do đánh giá của cơ quan có thẩm quyền.
Thời hạn bảo lãnh: Không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Thời hạn bảo lãnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
» đơn xin bảo lãnh cho bị can tại ngoại
Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 nêu rõ, căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can mà người này hoặc người thân thích của họ có thể đặt tiền để bảo đảm.
Nếu bị can vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan trong thời gian được tại ngoại thì số tiền đã đặt sẽ bị tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước và bị can sẽ bị tạm giam. Nếu người này chấp hành đầy đủ nghĩa vụ đã cam đoan thì số tiền này sẽ được trả lại.
Như vậy, không phải lúc nào khi bị khởi tố, bị can cũng bị tạm giam. Nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì những đối tượng này có thể được tại ngoại.
Nộp tiền để tại ngoại được áp dụng khi:
– Bị can, bị cáo phạm tội lần đầu; có nơi cư trú rõ ràng; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải
– Bị can, bị cáo có khả năng về tài chính để đặt bảo đảm theo quy định. Đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần mà không có hoặc không đủ tiền để đặt bảo đảm thì xem xét đến khả năng tài chính của người đại diện hợp pháp của họ.
– Có căn cứ xác định, sau khi được tại ngoại, bị can, bị cáo sẽ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng và không tiêu hủy, che giấu chứng cứ hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử.
– Việc cho bị can, bị cáo tại ngoại không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.
Không áp dụng biện pháp nộp tiền để tại ngoại nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Bị can, bị cáo phạm một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
– Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
– Bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; phạm tội rất nghiêm trọng thuộc loại tội phạm về ma túy, tham nhũng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản;
– Bị tạm giam trong trường hợp bị bắt theo lệnh, quyết định truy nã;
– Bị can, bị cáo là người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
– Bị can, bị cáo là người nghiện ma túy;
– Bị can, bị cáo là người tổ chức trong trường hợp phạm tội có tổ chức;
– Hành vi phạm tội gây dư luận xấu trong nhân dân.
Tiền được đặt để bảo đảm là tiền mặt Việt Nam đồng, thuộc sở hữu hợp pháp của bị can, bị cáo hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
Không được đặt tiền đang có tranh chấp, tiền đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, tiền có nguồn gốc bất hợp pháp để bảo đảm.
Mức tiền đặt để đảm bảo do cơ quan có thẩm quyền quyết định nhưng không dưới: 20 triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
80 triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng;
200 triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng.
Các trường hợp bị can, bị cáo thuộc hộ nghèo, bị cáo là người chưa thành niên… thì có thể được quyết định mức tiền phải đặt thấp hơn nhưng không dưới 1/2 mức nêu trên.
Nghĩa vụ cam đoan, thời hạn được đặt tiền bảo đảm và thẩm quyền quyết định đặt tiền bảo đảm tương tự như biện pháp bảo lĩnh. Bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì bị tạm giam, số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước. Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì được trả lại số tiền đã đặt.
Tư vấn những trường hợp được tại ngoại khi bị khởi tố.
Khi bị cơ quan điều tra bắt tạm giữu để khởi tố vụ án hình sự thì người bị bắt hoặc người thân làm đơn xin tại ngoại cho bị can, nếu cần luật sư hỗ trợ xin liên hệ:
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo