Những câu hỏi thường gặp về Dịch thuật công chứng

Những câu hỏi thường gặp về Dịch thuật công chứng.
Dịch thuật công chứng là dịch vụ chuyển ngôn ngữ của những tài liệu có con dấu pháp lý của một tổ chức hoặc một cơ quan nào đó sang một ngôn ngữ đích theo nhu cầu của khách hàng. Sau đó, những tài liệu này sẽ được đưa đến Phòng Tư pháp quận, huyện để chứng thực rằng bản dịch đó là chính xác so với tài liệu gốc (công chứng Nhà nước) có chữ ký của người dịch (đã được niêm yết tại phòng Tư pháp).

Câu hỏi 1: Bản dịch ở Văn phòng có giá trị giao dịch ở đâu?

Trả lời: Đối với những văn bản giấy tờ thông thường hội đủ các yếu tố hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật, bản dịch của Văn phòng VHD trả cho khách hàng là bản dịch đã làm thủ tục chứng thực tư pháp (đã được công chứng) nên có giá trị giao dịch trên phạm vi toàn quốc cũng như ở nước ngoài (có giá trị trên toàn thế giới). Đối với những văn bản giấy tờ thiếu tính pháp lý (chưa hội đủ các yếu tố hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật), bản dịch của Văn phòng VHD trả cho khách hàng có đóng dấu của Văn phòng xác nhận tính chính xác của nội dung bản dịch và có giá trị giao dịch về nội dung.

Câu hỏi 2: Bản dịch chỉ đóng dấu của Văn phòng có giá trị giao dịch như thế nào?

Trả lời: Đối với những văn bản giấy tờ thông thường hội đủ các yếu tố hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật nhưng khách hàng chỉ muốn lấy dấu của Văn phòng, bản dịch của Văn phòng dịch thuật trả cho khách hàng là bản dịch có đóng dấu của Văn phòng (không thu tiền dấu) với mẫu lời chứng M1 (gồm lời cam đoan dịch chính xác của người dịch và lời chứng của Văn phòng về người dịch). Đối với những văn bản giấy tờ thiếu tính pháp lý (chưa hội đủ các yếu tố hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật), bản dịch của Văn phòng dịch thuật trả cho khách hàng là bản dịch có đóng dấu của Văn phòng (không thu tiền dấu) với mẫu lời chứng M2 (gồm lời cam đoan dịch chính xác của người dịch, lời chứng của Văn phòng về người dịch và ghi rõ Văn phòng không chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của văn bản đem dịch và đính kèm của khách hàng để cơ quan tiếp nhận bản dịch biết tự phải có trách nhiệm xem xét hồ sơ của khách hàng nếu thấy cần thiết).
Như vậy, nội dung và chất lượng bản dịch của Văn phòng khi đã đến tay khách hàng là hoàn toàn như nhau trong mọi trường hợp (không phụ thuộc vào việc có đóng dấu của Nhà nước, Văn phòng, hay không đóng dấu) nên luôn luôn có giá trị giao dịch về nội dung. Điểm khác biệt chỉ là ở chỗ lời chứng của Văn phòng vào bản dịch tùy theo từng trường hợp phụ thuộc vào văn bản đem dịch và nguyện vọng của khách hàng.

Câu hỏi 3: Văn bản, giấy tờ gửi qua email thì có dịch công chứng tại Văn phòng được không?

Trả lời: Nếu chưa có bản gốc (do chờ gửi theo đường bưu điện) thì Văn phòng chỉ có thể nhận dịch chính xác cho khách hàng. Để người dịch có thể đi làm thủ tục chứng thực tư pháp (công chứng Nhà nước) thì khách hàng bắt buộc phải xuất trình bản gốc để kiểm tra và đối chiếu.

Câu hỏi 4: Do nhu cầu phát sinh, tôi muốn lấy thêm bản dịch thì có được không? và phải trả bao nhiêu tiền?

Trả lời: Hiện nay, theo quy định của pháp luật, bản dịch công chứng không được phép sao. Do vậy việc khách hàng muốn lấy thêm bản dịch đồng nghĩa với việc phải đi dịch và làm thủ tục chứng thực tư pháp lại từ đầu. Tuy nhiên, để giúp khách hàng đỡ mất tiền do không quyết định lấy nhiều bản dịch ngay từ đầu, Văn phòng đã thuyết phục người dịch sẽ chỉ thu nửa tiền dịch nếu bản dịch của khách hàng vừa mới được dịch xong trong vòng 7 ngày. Quá thời hạn 7 ngày, khách hàng bắt buộc phải dịch lại từ đầu. Do vậy Văn phòng khuyến nghị khách hàng nên lấy dư ít nhất 01 bản dịch so với nhu cầu giao dịch hiện tại để khi cần thêm là có ngay để sử dụng, vừa tiết kiệm thời gian đi lại vừa tiết kiệm tiền dịch.

Câu hỏi 5: Tôi có thể yêu cầu người dịch dịch văn bản theo ý tôi không?

Trả lời: Điều này về nguyên tắc là không được vì người dịch công chứng phải cam kết trước pháp luật dịch chính xác với bản đính kèm và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về bản dịch. Đây là quy định của pháp luật. Chính vì bản dịch phải chính xác, độc lập, khách quan, công tâm nên bản dịch công chứng mới có độ tin cậy cao và được mọi cơ quan tin tưởng, chấp nhận. Mặc dù vậy, Văn phòng sẽ ghi lại nguyện vọng của khách hàng để chuyển cho người dịch tham khảo. Người dịch của Văn phòng trong điều kiện có thể sẽ cố gắng thỏa mãn nguyện vọng cho khách hàng. Trường hợp đã xem xét đến nguyện vọng mà người dịch không thể thuận theo ý khách hàng được, Văn phòng mong khách hàng thông cảm vì đây là quy định của pháp luật về bản dịch công chứng.

Câu hỏi 6: Dịch công chứng tại Văn phòng thì mất bao lâu thời gian?

Trả lời: Chúng tôi tối ưu hóa mọi quy trình hoạt động theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO-9001 xây dựng riêng cho Văn phòng nên đã rút ngắn đáng kể thời gian dịch công chứng cho khách hàng. Trường hợp thông thường, khách hàng nhận bản dịch đã công chứng vào ngay chiều ngày hôm sau. Trường hợp cần gấp, Văn phòng có thể trả sớm hơn nhưng khách hàng phải trả tiền dịch nhanh.

Câu hỏi 7: Chúng tôi mang tài liệu của người quen đi dịch, tại sao Văn phòng lại lập biên bản thu giữ giấy tờ của chúng tôi?

Trả lời: Vì người dịch công chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch nên Văn phòng luôn kiểm tra kỹ lưỡng tính hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ dịch thuật để phân loại lời chứng dịch thuật cũng như hướng dẫn khách hàng hoàn thiện tính pháp lý của hồ sơ khi có nguyện vọng dịch có lấy dấu chứng thực tư pháp (dịch công chứng). Tuy nhiên, khi khách hàng có chủ ý đưa các giấy tờ giả mạo đi dịch để tiếp tay cho các các hành vi lừa đảo, trục lợi riêng v.v. mà bị Văn phòng phát hiện hoặc nghi vấn, Văn phòng sẽ lập biên bản thu giữ hồ sơ giấy tờ bị nghi vấn đó để chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật. Điều tương tự cũng sẽ được thực hiện khi khách hàng có các hành vi gian dối, không trung thực khi tới giao dịch tại Văn phòng. Chúng tôi sở dĩ phải làm như vậy vì đây là trách nhiệm của chúng tôi trước xã hội và pháp luật, phải luôn đề cao cảnh giác và ngăn chặn các hành vi lừa đảo, trục lợi riêng v.v. thông qua hoạt động dịch thuật nói chung và dịch công chứng nói riêng. Điều này là cần thiết bởi không ai trong chúng ta muốn trở thành nạn nhân của những hành vi gian dối, lừa đảo trên. Chúng tôi kêu gọi quý khách hàng cùng chia sẻ với chúng tôi trách nhiệm trên và tố giác các giao dịch bất hợp pháp của các đối tượng lừa đảo.

Câu hỏi 8: Chúng tôi muốn công chứng sao y bản chính các giấy tờ lấy nhanh, Văn phòng có giúp chúng tôi được không?

Trả lời: Chúng tôi chỉ có chức năng dịch và người dịch sẽ đi làm thủ tục chứng thực tư pháp cho bản dịch của khách hàng. Như vậy bản dịch Văn phòng trả cho khách hàng là đã có dấu của cơ quan chứng thực (dấu công chứng) nhưng chúng tôi không có chức năng và cũng không làm dịch vụ sao y bản chính các giấy tờ. Theo quy định mới của Nghị định 79, khách hàng có thể đem giấy tờ của mình tới bất cứ UBND cấp phường, xã nào để sao văn bản tiếng Việt, tới bất cứ UBND cấp quận, huyện nào để sao văn bản tiếng nước ngoài, có thể lấy ngay, rất nhanh và thuận tiện, không phải xếp hàng, chờ đợi như ngày xưa (nên lựa chọn nơi gần để đỡ mất thời gian đi lại). Chúc khách hàng luôn được việc với giao dịch của mình.

Câu hỏi 9: Chúng tôi muốn công chứng các hợp đồng giao dịch về bất động sản, thừa kế v.v., Văn phòng có giúp chúng tôi được không?

Trả lời: Chúng tôi hiện nay đang xúc tiến triển khai cung cấp dịch vụ này cho khách hàng. Khi nào chính thức triển khai được, chúng tôi sẽ thông báo để quý khách hàng biết và tới giao dịch. Chúng tôi chân thành cám ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ của Văn phòng cung cấp và rất mong sớm triển khai được dịch vụ công chứng tư này phục vụ cho nhu cầu giao dịch của khách hàng.

theo Văn phòng dịch thuật VHD

» Trình tự thủ tục công chứng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Hình thức văn bản hành chính

Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…

Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo