Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý. Luật sư trợ giúp pháp lý miễn phí được hiểu là việc luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
Mục lục bài viết
Riêng những đối tượng là người phạm tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình thì thẩm quyền thuộc về Đoàn luật sư tỉnh, thành phố.
Khi nhận được Công văn của cơ quan tiến hành tố tụng về việc yêu cầu cử luật sư bào chữa thì Đoàn luật sư tỉnh, thành phố sẽ có văn bản chuyển về các tổ chức hành nghề luật sư để phân công luật sư. Trung tâm trợ giúp pháp lý không thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng này trừ trường hợp đối tượng là người chưa thành niên.
Ngoài ra, trong trường hợp không có quyết định phân công thực hiện trợ giúp pháp lý của cơ quan có thẩm quyền mà khi người dân trực tiếp đến để xin được trợ giúp thì các tổ chức hành nghề luật sư, các luật sư vẫn có quyền trợ giúp pháp lý miễn phí bình thường theo luật định.
Người dân được trợ giúp pháp lý miễn phí tức là họ được hưởng các dịch vụ pháp lý mà không phải trả tiền. Tuy nhiên, họ thường hay băn khoăn và quan tâm đến việc nếu nhận trợ giúp pháp lý thì luật sư sẽ làm những gì để giúp đỡ họ? Nhận vụ việc mà không thu phí thì liệu rằng Luật sư có thể làm việc một cách nhiệt tình hay không?
Luật luật sư quy định luật sư có thể thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật, việc tham gia trợ giúp pháp lý không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của chính mình:
Trong phạm vi hành nghề của mình, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí
Thứ nhất, tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
Thứ hai, tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ viêc về tranh chấp dân sự, đất đai, hôn nhân và gia đình, lao động, hành chính.
Thứ ba, thực hiện tư vấn pháp luật.
Thứ tư, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
Riêng các vụ việc liên quan đến kinh doanh, thương mại luật sư không thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí.
Đối với các vụ án dân sự có hai giai đoạn là giai đoạn tiền tố tụng và giai đoạn tham gia tố tụng.
3.1. Trong giai đoạn tiền tố tụng:
Khi nhận được yêu cầu trợ giúp pháp lý, Luật sư sẽ phải xác định xem yêu cầu của đương sự là quan hệ pháp luật nào, tranh chấp dân sự đó có thuộc thẩm quyên giải quyết của Toà án hay không? Hay do một cơ quan khác có thẩm quyền giải quyết. Vụ việc đó có nên khởi kiện hay không? Nếu khởi kiện thì thủ tục ra sao? Đây chính là quá trình thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân.
Để thực hiện công việc có hiệu quả, luật sư sẽ thực hiện một số công việc như:
3.2. Trong giai đoạn tố tụng:
Luật sư sẽ hướng dẫn đương sự – người được trợ giúp pháp lý miễn phí thu thập chứng cứ; Giao nộp chứng cứ cho Tòa và đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ; Hướng dẫn cho các đương sự tự nguyện hòa giải. Trong nhiều trường hợp luật sư sẽ tự đi xác minh, thu thập chứng cứ để phục vụ cho công việc của mình…
Đồng thời Luật sư tiến hành nghiên cứu hồ sơ để trên cơ sở đó có hướng giải quyết phù hợp và chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ tại phiên tòa.
Ngoài ra, Luật sư sẽ hướng dẫn cho đương sự làm thủ tục kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Trong nhiều trường hợp nếu Bản án đã có hiệu lực pháp luật thì luật sư còn hướng dẫn cho người được trợ giúp pháp lý về thủ tục thi hành án và các vấn đề khác có liên quan.
Đối với các việc dân sự, khi thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí, Luật sư sẽ giúp họ chuẩn bị hố sơ yêu cầu và tham gia trong giai đoạn Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu. Luật sư sẽ thực hiện một số công việc như: Trao đổi, tiếp xúc với người được trợ giúp pháp lý để xác định yêu cầu của họ có thuộc thủ tục giải quyết việc hay không; Xác định thời hiệu yêu cầu, thẩm quyền giải quyết việc dân sự mà họ yêu cầu; Hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý soạn thảo đơn yêu cầu; Hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý thu thập chứng cứ để gửi kèm theo đơn yêu cầu và chuẩn bị hồ sơ yêu cầu cho người được trợ giúp pháp lý; Thu thập chứng cứ trong trường hợp họ không thể tự thu thập được; Nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị các căn cứ pháp lý trong việc tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu; Giúp người được trợ giúp pháp lý kháng cáo và tham gia thủ tục phúc thẩm việc dân sự.
Có thể thấy rằng, khi nhận một vụ việc của khách hàng mà đặc biệt họ lại thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý, luật sư sẽ rất bận bịu. Tuy thực hiện vụ việc không có thù lao từ phía người được trợ giúp pháp lý, luật sư thực hiện bằng cái tâm, trách nhiệm với xã hội.
Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương
» Mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý
» Tập huấn trợ giúp pháp lý cho luật sư, luật gia
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo