Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng. Trong phần lớn các quan hệ kinh tế luôn tồn tại mâu thuẫn về lợi ích, tranh chấp hợp đồng kinh tế không những thường xảy ra ở các doanh nghiệp lớn mà các công ty nhỏ cũng thường xuyên gặp phải. Các mối quan hệ được ghi nhận trong hợp đồng chính là để có một cách thức điều hòa quyền và lợi ích của các bên, cũng như là để giải quyết tranh chấp. Để giúp doanh nghiệp giảm thiểu những thiệt hại khi xẩy ra tranh chấp, Công ty luật An Ninh mang đến dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng với tiêu chí bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của doanh nghiệp.
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng: Trước tiên, ta nên hiểu nhưng nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng:
1. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng
– Nguyên nhân chủ quan:
Doanh nghiệp còn kém hiểu biết pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng;
Doanh nghiệp không chú trọng vấn đề pháp lý của hợp đồng mà chỉ quan tâm đến vấn đề lợi nhuận đạt được từ hợp đồng;
Doanh nghiệp thường không có hợp đồng mẫu, không soạn thảo và xem xét hợp đồng kỹ càng trước khi ký kết;
Không tìm hiểu kỹ đối tác, tư cách chủ thể của người ký kết hợp đồng dẫn đến khi tranh chấp hợp đồng không thể khởi kiện được;
Nhiều doanh nghiệp đạo đức kinh doanh còn yếu, chỉ quan tâm lợi nhuận mà bất chấp cả việc vi phạm và phá vỡ các thỏa thuận;
– Nguyên nhân khách quan:
Các rủi ro khách quan như các sự kiện bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh…dẫn đến vi phạm hợp đồng;
Chính sách pháp luật thay đổi liên tục khiến doanh nghiệp không thể cập nhập và áp dụng pháp luật đúng;
Khung pháp lý điều chỉnh quan hệ hợp đồng còn thiếu minh bạch, chồng chéo dẫn đến không biết áp dụng hoặc áp dụng sai…
2. Phân loại tranh chấp hợp đồng
– Tranh chấp hợp đồng theo phạm vi lãnh thổ:
Tranh chấp hợp đồng nội thương;
Tranh chấp hợp đồng ngoại thương;
– Tranh chấp hợp đồng theo nội dung vi phạm:
Tranh chấp do bên bán không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung hợp đồng;
Tranh chấp do bên mua không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung hợp đồng;
– Tranh chấp hợp đồng theo phạm vi giao dịch:
Tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa;
Tranh chấp trong hợp đồng đại lý;
Tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ;
Tranh chấp hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa;
– Tranh chấp hợp đồng theo tính pháp lý của hợp đồng:
Tranh chấp do vi phạm nguyên tắc ký kết hợp đồng, chủ thể ký kết hợp đồng…
Tranh chấp liên quan đến các điều khoản của hợp đồng không hợp pháp;
Tranh chấp liên quan đến cách thức ký kết hợp đồng;
Tranh chấp liên quan đến hình thức hợp đồng…
3. Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
Khi xẩy ra tranh chấp hợp đồng, nhiều người nghĩ ngay tới kiện tụng tại tòa, nhưng đó không phải là phương thức duy nhất. Vậy thì ta nên cần biết những phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng trước khi quyết định lựa chọn một phương thức phù hợp nhất.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua thương lượng: Hai bên trong hợp đồng tự đàm phán để đưa ra phương án xử lý tranh chấp mà không cần đến sự trợ giúp của bên thứ ba. Phương thức giải quyết tranh chấp này giúp các bên tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng trong nhiều trường hợp không hiệu quả vì phụ thuộc vào thiện chí của các bên trong hợp đồng.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải: Có thêm sự tham gia của bên thứ ba. Hòa giải viên với vai trò trung gian sẽ giúp các bên đưa ra cách giải quyết mâu thuẫn, quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào hai bên tranh chấp. Cũng giống như thương lượng, phương thức hòa giải chỉ phát huy tác dụng khi các bên có thiện chí.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua trọng tài: Các bên đưa mâu thuẫn, bất đồng nhờ bên thứ ba là các trọng tài viên hoặc các trung tâm trọng tài giải quyết. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chỉ được áp dụng khi hai bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài. Trọng tài có nhiều ưu điểm nổi trội như thời gian giải quyết nhanh, các trọng tài viên thường có chuyên môn cao, đảm bảo bí mật, tính chung thẩm… Tuy nhiên, chi phí để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thường khá cao, hiệu lực phán quyết của trọng tài thường không cao bằng tòa án.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua tòa án: Tòa án là cơ quan nhân danh quyền lực nhà nước. Khi có tranh chấp, một bên có quyền khởi kiện bên kia ra tòa án có thẩm quyền. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thường được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng. Ưu điểm của Tòa Án là chi phí thấp hơn trọng tài, hiệu lực phán quyết cao…nhưng thủ tục rườm rà, tốn nhiều thời gian…
4. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng sau:
Hợp đồng dân sự
Hợp đồng xây dựng
Hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng gia công
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng thuê địa điểm, thuê nhà kinh doanh
Hợp đồng chuyển giao công nghệ
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán căn hộ
Hợp đồng ủy thác đầu tư
Hợp đồng liên doanh
Hợp đồng liên danh
Hợp đồng xuất nhập khẩu
Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Các loại hợp đồng theo yêu cầu…
Công việc tư vấn của luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng:
Tư vấn luật cho khách hàng các quy định liên quan;
Nghiên cứu hồ sơ, đánh giá vụ việc;
Tìm căn cứ pháp lý, hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ;
Tư vấn lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp;
Tham gia thương lượng, hòa giải;
Soạn thảo hồ sơ, đơn từ khởi kiện trong trường hợp khách hàng lựa chọn phương thức khởi kiện;
Tham gia tố tụng với tư cách luật sư bào chữa cho khách hàng, bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
Tham gia tố tụng tại Tòa án với tư cách đại diện theo ủy quyền cho khách hàng.
Các luật sư giầu kinh nghiệm của công ty luật có một quy trình bài bản, chuẩn mực để áp dụng và vì vậy kết quả đàm phán thường có lợi cho khách hàng. Hơn thế nữa, với nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp đặc trưng của nghề Luật sư, mọi bí mật kinh doanh của khách hàng sẽ được đảm bảo tuyệt đối.
Liên hệ Văn phòng luật sư bảo hộ Điện thoại: 0768236248 (số mạng viettel) - Chat Zalo Website: Luatsubaoho.com - Luật sư tư vấn pháp luật, tham gia bảo hộ quyền lợi vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, hình sự, hành chính, doanh nghiệp, xin cấp giấy tờ...