Luật sư bào chữa vụ án hình sự. Vai trò của Luật sư trong việc tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ngày càng được nâng cao và phổ biến, luật sư bào chữa giúp tư vấn, chuẩn bị kiến thức pháp luật để tham gia tố tụng hỗ trợ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Các luật sư với vai trò tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự đã làm rõ được rất nhiều vụ án tránh oan, sai, bảo vệ lợi ích tối đa cho khách hàng khi luật sư bào chữa hình sự.
Mục lục bài viết
Luật sư bào chữa các án hình sự
– Luật sư bào chữa tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (các vụ án giết người, đe doạ giết người, cố ý gây thương tích, các vụ án về hiếp dâm, cưỡng dâm, mại dâm…);
– Các tội hình sự liên quan đến người chưa thành niên phạm tội;
– Luật sư bào vụ án về tội phạm xâm phạm sở hữu tài sản (các vụ án cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,…);
– Luật sư bào chữa tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình;
– Các vụ án về ma tuý,…; Luật sư bào chữa vụ án ma túy
– Luật sư bào chữa tội xâm phạm về trật tự công cộng (Tội gây rối trật tự công cộng, tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, tội hành nghề mê tín, dị đoan, tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, tội rửa tiền…);
– Luật sư bào chữa tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế;
– Các tội phạm về môi trường;
– Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính;
– Luật sư bào chữa tội phạm về tham nhũng;
– Luật sư bào chữa tội về tham ô, nhận hối lộ;
– Luật sư bào chữa tội phạm về chức vụ;
– Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân;
– Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân;
– Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp;
– Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
– Các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
Luật sư bào chữa vụ án hình sự:
Điện thoại: 0768.236.248 – Chat Zalo
Luật sư tham gia bào chữa các giai đoạn:
Luật sư tham gia ngay từ giai đoạn điều tra, tuy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp, luật sư bào chữa tội hình sự tại phiên Tòa cấp Sơ thẩm, Phúc thẩm, chính vì vậy việc mời luật sư càng sớm để bảo vệ tốt hơn;
Luật sư tham gia giai đoạn Giám đốc thẩm và Tái thẩm: Đây là các thủ tục đặc biệt dùng để xem xét lại vụ án do có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình xử lý vụ án (giám đốc thẩm) hoặc có phát sinh tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án đã được tuyên mà khi xét xử tòa đã không biết có tình tiết đó (tái thẩm).
– Tư vấn và giúp khách hàng tìm chứng cứ ngoại phạm hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự, các lỗi trong tố tụng hình sự giúp khách hàng minh oan hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
– Tư vấn và giúp khách hàng hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình, hướng dẫn khách hàng khai khi bị hỏi cung trước các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc trước phiên Tòa tránh tình trạng bị ép cung, mớm cung, dụ cung.
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập thủ tục bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm để khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra cho người khác trong trường hợp gia đình người bị hại đồng ý hoặc không đồng ý nhận bồi thường.
– Tư vấn và giúp khách hàng tìm chứng cứ ngoại phạm hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự, các lỗi trong tố tụng hình sự giúp khách hàng minh oan hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
– Tư vấn và giúp khách hàng hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình, hướng dẫn khách hàng khai khi bị hỏi cung trước các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc trước phiên Tòa tránh tình trạng bị ép cung, mớm cung, dụ cung.
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập thủ tục bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm để khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra cho người khác trong trường hợp gia đình người bị hại đồng ý hoặc không đồng ý nhận bồi thường.
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc (Quyết định khởi tố bị can, vụ án, giấy tờ liên quan…) từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.
Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.
Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.
Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo, người bị hại trong vụ án hình sự.
Luật sư bào chữa trong giai đoạn điều tra
Luật sư có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu được điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can. Việc có mặt luật sư trong các buổi lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can không những giúp cho họ tự tin hơn trong khai báo mà còn ngăn ngừa sự vi phạm từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, tránh tình trạng khi ra toà có sự phản cung, khiếu nại về việc dùng nhục hình, bức cung, mớm cung.
Luật sư có quyền gì trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự
+ Luật sư bào chữa có quyền thu thập tài liệu, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ bị cáo, người thân thích của người này hoặc từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác và đưa ra các tài liệu, đồ vật cần để chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ tính chất, mức độ phạm tội của bị cáo. Quy định này còn nhằm giúp Cơ quan tiến hành tố tụng lưu ý để điều chỉnh hoạt động cho đúng hướng và có cách nhìn toàn diện về vụ án tránh kết tội oan bị cáo. Người bào chữa có quyền đưa ra các yêu cầu chính đáng để Cơ quan tiến hành tố tụng bổ khuyết và khắc phục kịp thời các thiếu sót trong hoạt động tố tụng.
+ Luật sư bào chữa có quyền gặp mặt mặt bị cáo đang bị tạm giam, quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật. Việc người bào chữa có quyền gặp thân chủ của mình có ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài việc động viên tinh thần cho bị cáo, người bào chữa có cơ hội tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với bị cáo về những vấn đề có liên quan đến vụ án, là những vấn đề chưa được thể hiện trong hồ sơ để từ đó người bào chữa có cơ sở xác định phương hướng bào chữa một cách hiệu quả.
+ Luật sư bào chữa có quyền tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà. Phiên toà là cuộc điều tra công khai nhằm kiểm tra tính hợp pháp của các chứng cứ qua việc xét hỏi bị cáo, người làm chứng,… nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án để Hội đồng Xét xử có phán quyết chính xác. Xét hỏi và tranh luận là những hoạt động quan trọng trong quá trình xét xử vụ án tại phiên toà. Đối với người bào chữa, nhiệm vụ đảm bảo quyền lợi cho bị cáo tại phiên toà có ý nghĩa rất quan trọng, bởi tại phiên toà, việc đối chất và đưa ra chứng cứ mới, bác bỏ các chứng cứ buộc tội có nhiều thuận lợi khi có mặt tất cả những người tham gia tố tụng. Chính vì vậy, người bào chữa phải chú ý lắng nghe những câu hỏi và trả lời, so sánh, đối chiếu với các tình tiết của vụ án và phát hiện những tình tiết có lợi cho bị cáo và lời khai không phù hợp với các tình tiết khác trong vụ án để kịp thời ra những câu hỏi yêu cầu những người tham gia tố tụng làm rõ khi được chủ toạ phiên toà cho phép.
Mức độ thù lao được căn cứ vào
+ Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý
+ Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý
+ Tùy theo vụ việc nên mức thù lao sẽ khác nhau.
+ Kinh nghiệm và uy tín của luật sư
Phương thức thanh toán Phí thuê luật sư bào chữa trong vụ án hình sự
+ Theo giờ làm việc của từng luật sư.
+ Mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án.
+ Theo hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định khác nhau…
Về nguyên tắc mức thù lao được xác định trên cơ sở tự do thỏa thuận giữa luật sư với khách hàng, tuy nhiên riêng đối với vụ án hình sự mà luật sư tham gia tố tụng thì mức thù lao không được vượt quá mức trần thù lao do Chính phủ quy định.
Cụ thể Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư quy định Mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự do khách hàng và văn phòng luật sư, công ty luật thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 55 của Luật luật sư và được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc, nhưng mức cao nhất cho 01 giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
Luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng được nhận thù lao và được thanh toán chi phí theo quy định tại Thông tư liên tịch 191/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 12/12/2014 hướng dẫn về thù lao và thanh toán chi phí cho luật sư trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
Bên cạnh thù lao cho luật sư, khách hàng còn phải thanh toán những chi phí phát sinh: chi phí đi lại, sinh hoạt, lưu trú của luật sư khi thực hiện công việc; chi phí liên hệ công tác; chi phí Nhà nước; thuế…
» Nhiệm vụ của luật sư bào chữa
Liên hệ luật sư bào chữa vụ án hình sự.
Khi có các vướng mắc về hình sự, hay bị truy tố tội hình sự, bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ thì bị can, bị cáo, người bị bắt hoặc người thân có thể liên hệ với luật sư để được tư vấn bảo vệ, bào chữa, điện thoại: 0768236248 – Chat Zalo.
Quý khách hoặc người thân của mình đang vướng vào vụ án hình sự cần luật sư tư vấn, giải đáp câu hỏi vụ án hình sự hoặc bào chữa xin liên hệ sô điện thoại: 0768236248 – Chat Zalo.
Chào luật sư tư vấn cho tôi hỏi: Con trai tôi phạm tội đang bị tạm giam, thì thời gian từ khi bị bắt đến khi xử án xong mất bao lâu thưa luật sư?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi, chúng tôi xin trả lời:
Về thời từ khi bị bắt cho đến khi xét xử xong vụ án thì phải trải qua 3 giai đoạn như: Điều tra, truy tố, xét xử và còn tùy thuộc vào mức độ phạm tội được luat su bao ho .com tổng hợp bảng thời gian sau đây:
Loại tội | CA Điều tra Điều 172 | VKS Truy tố Điều 240 | Tòa án Xét xử Điều 277 | Thời hạn tối đa |
Tội ít nghiêm trọng (3 năm) | 2 tháng, gia hạn 2 tháng | 20 ngày, gia hạn 10 ngày | 30 ngày, gia hạn 15 ngày | Từ 4 đến 9 tháng 15 ngày |
Tội nghiêm trọng (3-7 năm) | 3 tháng, gia hạn 3th, 2th | 20 ngày, gia hạn 10 ngày | 45 ngày, gia hạn 15 ngày | Từ 6 đến 14 tháng |
Tội rất nghiêm trọng (7-15 năm) | 4 tháng, gia hạn 2 lần | 30 ngày, gia hạn 15 ngày | 02 tháng, gia hạn 15 ngày | Từ 8 đến 19 tháng 15 ngày |
Tội đặc biệt nghiêm trọng (15- 20 năm) | 4 tháng, gia hạn 3 lần | 30 ngày, gia hạn 30 ngầy | 3 tháng, gia hạn 15 ngày | Từ 9 đến 22 tháng |
Vậy thời gian giải quyết vụ án hình sự nhanh nhất là 4 tháng đối với tội ít nghiêm trọng, còn vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn, tối đa là 22 tháng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng.
Đối với thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm tại Điều 346 phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
Nếu trường hợp Tòa án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì vụ án còn kéo dài hơn.
Trên đây là nội dung luật sư bào chữa tư vấn về thời gian giải quyết vụ án hình sự. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc cần luật sư bào chữa, hỗ trợ xin liên hệ điện thoại:
Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ xử phạt vi…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo