Kỹ năng viết của luật sư là một trong những kỹ năng của luật sư bao gồm các kiến thức về việc viết, kỹ thuật cơ bản về việc viết, hình thức viết trong lĩnh vực hành nghề luật sư, xây dựng và hình thành kỹ năng viết để vận dụng trong hoạt động hành nghề của luật sư.
Kỹ năng viết của luật sư
Mục đích yêu cầu Kỹ năng viết nhằm cung cấp cho học viên các kiến thức về việc viết, kỹ thuật cơ bản về việc viết, hình thức viết trong lĩnh vực hành nghề luật sư, xây dựng và hình thành kỹ năng viết…vận dụng trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư”.
Mối quan hệ kỹ năng viết và nghề LS
-
- Nghề luật sư không tách rời kỹ năng viết;
- Là phương tiện trực tiếp kết xuất và chuyển tải (trình độ, suy nghĩ, nhận thức, nhân cách, quan điểm…) đến đối tác;
- Là công cụ, phương tiện hữu hiệu để cung cấp dịch vụ pháp lý;
- Phạm vi viết của luật sư
-
- Thư chào dịch vụ;
- Viết (Soạn thảo), Hợp đồng dịch vụ pháp lý;
- Viết văn bản tư vấn;
- Viết công văn, thư trao đổi, giấy tờ khác;
- Viết văn bản đề nghị, kiến nghị;
- Viết Luận cứ bào chữa, bảo vệ;
- Viết văn bản đại diện trong tố tụng, ngoài tố tụng;
-
Kỹ năng viết của LS
- Là khả năng sử dụng ngôn ngữ chữ nghĩa, trình bầy bằng hình thức văn bản thể hiện nội dung pháp lý nhất định, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng khi luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý.
-
Yêu cầu chung
- Xác định đúng đối tượng người đọc;
- Đảm bảo nội dung pháp lý;
- Đảm bảo hình thức trình bầy;
-
Yêu cầu đối tượng
- Xác định đúng đối tượng đọc:
– Luật sư viết cho ai đọc ?
– Nhu cầu và khả năng của người đọc?
– Đích cần đạt đối với người đọc?
- Xác định đúng đối tượng đọc:
-
Yêu cầu nội dung * Viết đúng:
– Đúng ngữ pháp, chính tả; sử dụng đúng thuật ngữ pháp lý;
– Viết đúng pháp luật, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; – Theo hướng có lợi cho khách hàng; -
Yêu cầu hình thức trinh bầy
– Ngắn gọn, xúc tích; chặt chẽ, lôgic, rõ ràng, mạch lạc, sáng sủa;
– Đủ chuyển tải nội dung cần trình bầy, Tránh: viết dài dòng, viết thiếu nội dung;
– Nguyên tắc: “ Ngắn gọn tối thiểu, đầy đủ, chặt chẽ, chính xác tối đa”. -
Yêu cầu ngôn ngữ
- Tính giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, làm được;
- Cụ thể, phù hợp đối tượng;
- Tránh trừu tượng và sự mơ hồ;
- Viết câu ngắn và dấu câu để giảm tốc độ người đọc;
- Dùng các từ nối để kết nối lập luận;
- Tách ý để nhấn mạnh ý tưởng
-
Các lưu ý:
- Nghĩ tới độc giả khi viết;
- Suy tư sâu sắc và làm nổi bật mục đích;
- Cẩn trọng, kiên trì và công phu;
- Đảm bảo tính khách quan;
- Đảm bảo tính trang trọng, lịch sự.
-
Nguyên tắc vận dụng khi luật sư viết:
- Rõ ý, rõ từ ngữ, không gây hiểu lầm;
- Ngắn gọn, đi ngay vào vấn đề, nên cô đọng các điểm cần thiết;
- Chính xác, cụ thể, không được sai sót, nhất là các con số, ngày tháng,…
- Đầy đủ, hoàn chỉnh, không bỏ sót.
- Sự phù hợp giữa các phần của Bài viết.
- Lịch sự, nhã nhặn, thể hiện sự tôn trọng người đọc;
- Sự cân nhắc cẩn trọng, thể hiện sự chuẩn mực pháp lý.
-
Chuẩn bị viết KN:
Chuẩn bị viết là giai đoạn luật sư tổng hợp các điều kiện cần và đủ để hình thành lên bài viết nhằm chuyển tải tối đa ý tưởng của mình trên cơ sở các lập luận, căn cứ pháp luật cũng như các tài liệu liên quan phục vụ cho việc chuyển tải đó. -
Xây dựng ý tưởng
- Đánh giá ý nghĩa và tầm quan trọng của bài viết;
- Xác định rõ chủ đề và yêu cầu của chủ đề;
- Thiết lập cấu trúc cơ bản của bài viết;
- Phân tích, lập luận, đặt câu hỏi, tự phản biện, và dự liệu các tình huống;
- Lập thành Đề cương ài viết và Dàn ý.
-
Ý tưởng xây dựng trên cơ sở nào?
- Xác định yêu cầu của khách hàng, quan hệ pháp luật và quy định pháp luật điều chỉnh;
- Phân tích ưu, nhược điểm và giải pháp;
- Đánh giá tác động, hậu quả của đối phương;
- Xác định những điều chưa chắc chắn để có phương án;
- Sử dụng các công cụ lập luận để phân tích và lý giải vấn đề?
-
Tìm luật áp dụng
- Đánh giá đúng vị trí của căn cứ pháp lý;
- Phân hóa quan hệ pháp luật;
- Định hướng, dẫn chiếu luật
- Đi từ thực tiễn đối chiếu luật thực định;
- Bám sát nguyên tắc áp dụng Luật chung và luật chuyên ngành;
-
Tư liệu – tài liệu – Tìm kiếm, sắp xếp, phân loại;
– Đánh giá, chọn lọc, sử dụng;
– Tham khảo các tư liệu, tài liệu khác;
– Tôn trọng quy định hình thức mẫu; -
Trong quá trình viết
– Tập trung cao độ khi viết;
– Có thể viết nháp;
– Bám sát đối tượng người đọc và kỷ luật đề cương, dàn ý đã lập;
– Kiểm soát và tuân thủ kỷ luật về thời gian.
– Soát xét bài viết, đọc lại, chỉnh sửa.
– Chọn lọc các tài liệu, chứng cứ, hình ảnh đính kèm.