Khác nhau hợp đồng nhượng quyền thương mại và hợp đồng đại lý

Sự khác biệt giữa hợp đồng chuyển nhượng quyền thương mại với hợp đồng đại lý thương mại
Hợp đồng chuyển nhượng quyền thương mại và hợp đồng đại lý thương mại đều là một dạng của dịch vụ thương mại nhưng nhượng quyền thương mại và đại lý thương mại có một số điểm khác nhau như sau:

  • Thứ nhất, khoản 2 Điều 173 Luật thương mại quy định, bên giao đại lý phải chịu trách nhiệm về chất lượng hành hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ. Nhưng trong quan hệ nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền và nhượng quyền chỉ là hai chủ thể độc lập, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Vì thế, bên nhận quyền phải chịu mọi trách nhiệm với khách hàng về chất lượng hàng hóa, chất lượng dịch vụ mà mình cung ứng.
  • Thứ hai, trong quan hệ đại lý thương mại, theo quy định tại Điều 170 Luật thương mại thì bên giao đại lý vẫn là chủ sở hữu của hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý. Do đó, trong trường hợp bên đại lý không bán được hàng hóa hoặc có rủi ro xảy ra đối với hàng hóa, bên giao đại lý với tư cách chủ sở hữu phải tự gánh chịu mọi rủi ro về hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý. Nhưng trong quan hệ nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền và bên nhượng quyền là hai chủ thể kinh doanh độc lập. Do đó, bên nhận quyền phải tự gánh chịu mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa.
  • Thứ ba, theo quy định của Luật thương mại, thương nhân nhận quyền có nghĩa vụ chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền, tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền và điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhựng quyền thưng mại. thương nhân nhượng quyền có quyền kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hóa, dịch vụ ( khoản 3 Điều 286 và khoản 3 Điều 289 Luật thương mại). Nhưng trong quan hệ đại lý thương mại, bên đại lý được quyền chủ động trong việc tổ chức hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình và không cần đảm bảo sự thống nhất với các bên đại lý khác.

» Tư vấn nhượng quyền thương mại vào Việt Nam

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Hình thức văn bản hành chính

Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…

Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo