Hướng dẫn cách đọc văn bản pháp luật

Hướng dẫn cách đọc văn bản pháp luật. Kỹ năng đọc văn bản luật đúng, hiểu văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) một cách dễ dàng nhất.
Đối với văn bản pháp luật là dạng Luật, Nghị định, Thông tư luôn có 5 nội dung chính mà người đọc cần phải đọc.
Trước khi đọc chi tiết văn bản pháp luật người đọc phải coi sơ qua mục lục của văn bản để biết nó dài hay ngắn thì đọc trước nội dung số 1, 2, 3, 4, 5 ở dưới, nếu dài quá thì nội dung số 3 đọc sau, xem hướng dẫn dưới đây.

» Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Hướng dẫn cách đọc văn bản pháp luật
Để đọc, hiểu một văn bản QPPL, cần chú ý các nội dung cơ bản sau đây:
1. Phạm vi điều chỉnh của văn bản:
Nội dung này thường sẽ nằm ở Điều 1 của văn bản
(Điều 1. Phạm vi điều chỉnh), người đọc phải đọc hết nội dung này của văn bản, bởi vì nó sẽ trả lời cho các câu hỏi:
– Văn bản mà người đọc đang đọc sẽ nói đến cái gì?
– Những vấn đề nào sẽ được điều chỉnh ở văn bản này?
Khi nắm được nội dung này, người đọc sẽ có thể giới hạn được các mối quan hệ pháp luật mà văn bản đó điều chỉnh, từ đó có thể biết được có thể áp dụng quy định của văn bản khi nào, và trong trường hợp nào…
Lưu ý: Một số Bộ luật đặc thù như Bộ luật hình sự chẳng hạn, sẽ không theo nguyên tắc sắp xếp điều luật phổ biến trên, bởi vì điều đó không phù hợp và cũng không cần thiết.
2. Đối tượng điều chỉnh của văn bản:
Nội dung này thường nằm ở Điều 2 của văn bản thường có tên điều là
(Đối tượng áp dụng), nhưng cũng có trường hợp tên khác là “Những trường hợp không áp dụng”…, nó sẽ trả lời cho câu hỏi:
Đối tượng nào phải/ được áp dụng quy định của văn bản này?
Khi nắm được nội dung này, người đọc sẽ biết được các chủ thể sẽ chịu sự điều chỉnh hoặc không chịu sự điều chỉnh của văn bản mà mình đang đọc. Từ đó, có thể giới hạn được những đối tượng nào được/ phải thực hiện theo quy định của văn bản này. Những đối tượng không thuộc (hoặc nằm ngoài) đối tượng áp dụng được liệt kê tại văn bản có thể vận dụng, tham khảo nhưng không bị ràng buộc trách nhiệm phải thực hiện theo quy định của văn bản đó.
Đối với Luật, Bộ luật quy định tổng quát, có thể người đọc chưa cần đọc cũng sẽ hình dung được phần nào, nhưng sẽ thấy rất cần thiết khi đọc các Nghị định, Thông tư hoặc các văn bản dưới luật khác.
3. Hiệu lực thi hành của văn bản:
Nội dung này thường nằm ở Chương cuối cùng của văn bản
(Điều… Hiệu lực thi hành).
Đọc nội dung này sẽ biết quy định của văn bản sẽ chính thức được áp dụng khi nào? Có 1 số trường hợp đặc biệt đó là ngày có hiệu lực của văn bản là 1 chuyện nhưng 1 số quy định trong văn bản sẽ có hiệu lực trước hoặc sau ngày có hiệu lực của văn bản.
Khi nắm được nội dung này, người đọc sẽ xác định được thời điểm văn bản có giá trị áp dụng và văn bản sẽ được thực thi với những nội dung chứa đựng trong đó sẽ điều chỉnh những quan hệ cụ thể. Và ngược lại chưa đến thời gian trên thì chưa được áp dụng.
Lưu ý: Điều khoản hiệu lực không chỉ quy định mỗi ngày có hiệu lực của văn bản, mà còn nhiều nội dung có ích khác có thể cần thiết cho người đọc, như văn bản nào bị thay thế, bãi bỏ, hết hiệu lực, trường hợp đặc biệt của việc áp dụng hiệu lực .v.v.
4. Điều khoản chuyển tiếp (Nếu có)
Nội dung này cũng nằm trong nhóm chung với Điều khoản
(Điều… Hiệu lực thi hành) thường nằm sau Hiệu lực thi hành
Điều khoản này sẽ trả lời câu hỏi phải xử lý như thế nào khi sự việc do văn bản này quy định xảy ra trước ngày có hiệu lực mà đến sau ngày có hiệu lực mới giải quyết, hoặc là từ khi văn bản được ban hành đến khi có hiệu lực hoặc sau đó, buộc phải làm gì để đáp ứng quy định tại văn bản đó…
Nhưng không phải văn bản nào cũng có Điều khoản chuyển tiếp, nhưng khi đã có thì đó lại là một nội dung rất quan trọng của việc áp dụng.
Một văn bản có Điều khoản chuyển tiếp thì đọc Điều khoản về hiệu lực thôi là chưa đủ, mà buộc phải đọc thêm cả điều khoản chuyển tiếp nữa mới áp dụng chính xác được.
5. Nội dung văn bản
Đối với phần nội dung chính, nên đọc tiêu đề của Chương trước khi đọc chi tiết từng Điều khoản, phải xem phần nội dung chính của văn bản có tất cả bao nhiêu Chương, trong Chương có bao nhiêu Mục, các Mục này nói cái gì,…
Dùng công cụ trên bàn phín “Ctrl + F” rồi gõ từ khóa liên quan đến nội dung cần tìm vào ô tìm kiếm để tìm kiếm nội dung liên quan nhanh hơn. Tránh mất thời gian và công sức ngồi đọc hết văn bản, trong khi mình chỉ cần một nội dung nhỏ trong văn bản đó.
6. Quy định dẫn chiếu
Khi đọc nội dung văn bản, người đọc có thể thấy đa số nội dung văn bản được quy định rõ ràng, nhưng cũng có trường hợp quy định đang đọc ở văn bản này sẽ dẫn chiếu đến quy định của một văn bản khác.
7. Lưu ý cuối cùng
Khi đọc văn bản QPPL, cần đọc kỹ từng câu, từng chữ được quy định để tránh nhầm lẫn trong quá trình áp dụng nhé.
Trường hợp khi người đọc đọc nội dung văn bản mà có một từ hay cụm từ nào đó mà thấy chưa rõ, người đọc có thể thử quay về Điều Giải thích từ ngữ (nếu có) trong văn bản để tìm xem nó có giải thích hay không.
Trên đây là nội dung hướng dẫn cách đọc văn bản pháp luật, kỹ năng đọc, hiểu văn bản pháp luật sao cho hiệu quả nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo