Đổ trộm rác thải ra môi trường có bị xử lý Hình sự không?

Đổ trộm rác thải ra môi trường có bị xử lý Hình sự không? hay xử phạt thế nào? Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến các hộ dân sinh sống quanh khu vực có nguồn rác thải chưa qua xử lý như: đổ trộm các loại rác thải sinh hoạt, đổ trộm phế thải xây dựng, rác thải công nghiệp, rác thải ở thể rắn, các chất thải dạng lỏng, dạng khí… Đây thực sự đang là vấn đề nhức nhối, đe dọa môi trường sống của người dân quanh khu vực này. 

Hành vi đổ trộm rác thải ra môi trường bị nghiêm cấm trong luật bảo vệ môi trường cụ thể như sau:

Điều 4, Luật Bảo vệ môi trường 2014, đã quy định:
“Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân”.
Điều 7 của Luật Bảo vệ môi trường 2014 cũng quy định rõ hành vi bị nghiêm cấm đó là:
“Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí”.

Gây ô nhiễm môi trường được quy định trong Bộ luật hình sự:
Tại Điều 235 bộ luật Hình sự 2015 năm sửa đổi, bổ sung măm 2017 quy định rất rõ việc xử phạt đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường như sau:

Điều 235. Tội gây ô nhiễm môi trường

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;

b) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 500 kilôgam đến dưới 1.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 1.500 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại khác nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Xả thải ra môi trường từ 500 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 5.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 300 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 500 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

d) Xả thải ra môi trường 500 mét khối (m3) trên ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kthuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 300 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 500 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 100 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 300 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

đ) Thải ra môi trường từ 150.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 100.000 mét khối (m3) trên giđến dưới 150.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

e) Thải ra môi trường 150.000 mét khối (m3) trên giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 100.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 150.000 mét khối (m3) trên gikhí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 50.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 100.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

g) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 100.000 kilôgam đến dưới 200.000 kilôgam hoặc từ 70.000 kilôgam đến dưới 100.000 kilôgam nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

h) Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 50 milisivơ (mSv) trên năm đến dưới 200 milisivơ (mSv) trên năm hoặc giá trị suất liều từ 0,0025 milisivơ (mSv) trên giờ đến dưới 0,01 milisivơ (mSv) trên gi.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 10.000 kilôgam đến dưới 50.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;

b) Xả thải ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 500 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 5.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

c) Thải ra môi trường từ 300.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 500.000 mét khối (m3) trên gikhí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 150.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

d) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 200.000 kilôgam đến dưới 500.000 kilôgam;

đ) Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 200 milisivơ (mSv) trên năm đến dưới 400 milisivơ (mSv) trên năm hoặc giá trị suất liều từ 0,01 milisivơ (mSv) trên giđến dưới 0,02 milisivơ (mSv) trên giờ;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Chôn, lấp, đ, thải ra môi trường trái pháp luật 5.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc 50.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại khác;

b) Xả thải ra môi trường 10.000 mét khối (m3) trên ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 ln đến dưới 10 lần hoặc 5.000 mét khối (m3) trên ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

c) Thải ra môi trường 500.000 mét khối (m3) trên giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc 300.000 mét khối (m3) trên giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

d) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường 500.000 kilôgam trở lên;

đ) Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều 400 milisivơ (mSv) trên năm trở lên hoặc giá trị suất liều 0,02 milisivơ (mSv) trên giờ trở lên;

e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trưng hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 12.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 12.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, tội Gây ô nhiễm môi trường ở khoản 1 có mức phạt tiền  500.000.000 đồng và mức phạt tù 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp nghiêm trọng tại khoản 3 điều này thì có thể bị phạt tiền từ 1 – 3 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 3 – 7 năm.
Đặc biệt, đối với pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại khoản 5 điều này thì bị phạt tiền từ 3 – 20 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 1 đến 03 năm.

Trong trường hợp cơ quan bảo vệ pháp luật tiến hành điều tra thấy không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, không xử lý được đối tượng gây ô nhiễm môi trường theo luật Hình sự thì áp dụng nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Người dân bị ảnh hưởng có thể làm gì?

Những người dân sống trong khu vực bị ảnh hưởng nên yêu cầu các cơ quan chức năng xác định hành vi gây ô nhiễm để xử lý theo quy định của pháp luật.

» Luật sư tư vấn luật hình sự

» Luật sư bào chữa tội hình sự

Trên đây là tư vấn về đổ trộm rác thải ra môi trường có bị xử lý Hình sự không.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo