Để trở thành một Luật sư tư vấn cần kỹ năng gì? Nghề Luật sư tư vấn đúng như tên gọi của nó là bạn phải tư vấn cho các khách hàng về các vấn đề pháp lý mà họ đang gặp phải. Khi tìm đến luật sư, mọi khách hàng đều có hy vọng rằng các vướng mắc pháp lý họ đang gặp phải sẽ được giải quyết một cách tốt nhất. Vì thế, luật sư tư vấn cần phải luôn tự nhủ bản thân rằng mình cần nỗ lực hết sức, sử dụng các khả năng, kỹ năng tốt nhất để mang lại những giải pháp tối ưu nhất, khả thi cao nhất cho vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đặc biệt nguy hiểm hơn nếu ý kiến tư vấn của bạn khiến khách hàng không những không giải quyết được vấn đề của họ mà còn trái với quy định pháp luật thì khả năng cao các bạn phải chịu tổn thất về uy tín, tài sản và nhiều trách nhiệm pháp lý khác: hành chính, dân sự và có khi là cả hình sự. Vì thế để có thể trở thành một Luật sư tư vấn, bạn cần phải đáp ứng một số yêu cầu sau đây:
Mục lục bài viết
Mục tiêu cuối cùng của khách hàng khi liên hệ luật sư là họ cần biết một giải pháp rõ ràng cho vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải. Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các luật sư đều gặp phải trường hợp khách hàng không nói rõ vấn đề pháp lý của họ đang gặp phải mà chỉ mô tả về tình huống, ý định của họ để nhờ sự trợ giúp từ luật sư. Nhiệm vụ của luật sư tư vấn lúc này là dựa trên kiến thức luật của mình để tìm ra từng vấn đề pháp lý cụ thể đó và sau đó, phân tích luật để tìm ra câu trả lời, hoặc giải pháp cho từng vấn đề pháp lý cụ thể đó.
Ví dụ khách hàng A có quốc tịch ở Anh tìm đến luật sư nói rằng tôi muốn trở thành cổ đông và có quyền phủ quyết một công ty C ở Việt Nam hoạt động trong một ngành X nào đó. Liên quan đến các vấn đề pháp lý này, bạn cần đặt các câu hỏi cụ thể như:
Các câu hỏi dạng như trên và câu trả lời cho các câu đó cùng nhau hợp thành giải pháp, hoặc các hành động pháp lý cụ thể, mà luật sư cần tư vấn cho khách hàng để đạt được mục đích của họ. Nói cách khác, giải pháp do luật sư tư vấn đưa ra cho khách hàng phải giải quyết trực tiếp các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải và trình bày giải pháp đó một cách ngắn gọn, đầy đủ và có hệ thống.
Trong lĩnh vực nào thì câu “khách hàng thượng đế” vẫn luôn đúng! Dịch vụ tư vấn pháp lý cũng vậy, các vị “thượng đế” đều mong muốn luật sư sẽ làm việc hết mình vì họ, luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên trên hết và luôn có trách nhiệm trong công việc. Vì vậy, luật sư tư vấn có thể sẽ hiếm khi rời văn phòng lúc 5.30 chiều, đôi khi khó tận hưởng một ngày lễ hoặc ngày nghỉ trọn vẹn và luôn luôn không được cảm thấy phiền tói khi khách hàng cần sự hỗ trợ của luật sư trong lúc mình đang du lịch. Đặc biệt, khi khách hàng là người nước ngoài cách Việt Nam tận mấy múi giờ, luật sư cũng cần phải sắp xếp thời gian biểu của mình để có thể đáp ứng giờ làm việc của khách hàng.
Ngoài ra, luật sư cũng cần có một thời gian biểu làm việc cực kỳ khoa học để kiểm soát các thời hạn mà khách hàng đặt ra cho các công việc mà luật sư cần phải thực hiện. Khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật, các khách hàng luôn kỳ vọng luật sư sẽ làm việc một cách có trách nhiệm và luôn hoàn thành đúng hạn các hạng mục được giao. Bởi vì, việc trễ hạn của luật sư có thể dẫn đến các thiệt hại rất khó lường trước cho khách hàng hoặc cho bản thân luật sư. Ví dụ, trong một số giao dịch thương mại quốc tế phức tạp, nếu luật sư tư vấn không cung cấp giải pháp cũng như hợp đồng, hồ sơ đúng hạn, giao dịch sẽ không thể hoàn tất đúng hẹn, khách hàng khả năng cao phải chịu tổn thất lớn về uy tín và tiền bạc, luật sư tư vấn cũng phải có trách nhiệm bồi thường nếu có thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý trước đó.
Luật sư cần quan tâm đến việc tự bảo vệ mình trong quá trình tư vấn pháp lý. Hoạt động tư vấn pháp lý của luật sư chịu sự điều chỉnh bởi các quy định sau đây
Khi vi phạm các quy định trên trong quá trình tư vấn, luật sư có thể phải chịu các trách nhiệm tương ứng sau:
Về lý thuyết, luật sư cần sử dụng hết khả năng của mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và hợp lý cho chính bản thân mình. Bởi vì trong thực tế nghề luật sư nói chung và luật sư tư vấn nói riêng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Một ví dụ đơn giản đó là trong một số trường hợp dù luật sư đã vận dụng mọi kiến thức và kỹ năng mà mình có để tư vấn cho khách hàng, ý kiến tư vấn đó vẫn có thể không thực hiện được vì các lý do khách quan khác nhau: sự điều chỉnh chính sách bất ngờ từ cơ quan nhà nước hoặc tác động từ một bên thứ ba.
Thực tế hiện nay, luật pháp Việt Nam chưa có quy định cụ thể về vấn đề miễn trừ trách nhiệm pháp lý của luật sư trong hoạt động tư vấn pháp luật, nhưng cũng đã có những quy định ám chỉ tiêu chuẩn chịu trách nhiệm của luật sư. Luật Luật sư quy định luật sư phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu vi phạm các quy định của luật này nhưng Luật này lại không quy định nghĩa vụ của luật sư là phải đưa ra ý kiến tư vấn đúng cho khách hàng trong mọi trường hợp.
Vì thế, chúng ta có thể hiểu rằng luật Việt Nam không bắt buộc ý kiến tư vấn của luật sư phải luôn đúng trên cơ sở quy định của pháp luật và yêu cầu của khách hàng. Mặc dù, luật sư sẽ không bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ vì đưa ra ý kiến tư vấn sai nhưng luật sư có thể phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự nếu vi phạm cam kết trong hợp đồng dịch vụ pháp lý và vi phạm của luật sư gây thiệt hại cho khách hàng.
Ngoài việc TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC TƯ VẤN TRÁI LUẬT, để tự bảo vệ mình bạn có thể sử dụng cách TỰ LƯU LẠI những minh chứng về yêu cầu của khách hàng/đồng nghiệp cũng như việc tư vấn của bản thân trong suốt quá trình làm việc. Bạn sẽ không muốn đến một ngày bị tố tư vấn sai và đổ trách nhiệm khi mà thực tế bạn đã tư vấn đúng. Vì thế, bạn nên có thoái quen backup lại tất cả các thư tư vấn bằng văn bản hay các phương tiện trực tuyến: email, tin nhắn của bạn với bên yêu cầu/khách hàng trong suốt quá trình làm việc để ngăn ngừa bất trắc sau này nhé.
XEM THÊM BÀI KỸ NẶNG TƯ BẢO VỆ CỦA LUẬT SƯ: https://thegioiluat.vn/bai-viet/ky-nang-tu-bao-ve-ban-than-cua-nguoi-hanh-nghe-luat-440/
Trong quá trình hành nghề, luật sư tư vấn có thể gặp nhiều khách hàng có những vấn đề pháp lý tương tự nhau. Trong trường hợp như vậy, luật sư thông thường sẽ vận dụng kinh nghiệm bản thân, nếu gặp “ca khó nuốt”, họ sẽ hỏi kinh nghiệm của các luật sư cấp cao hơn, nhiều năm kinh nghiệm hơn để hình dung về ý kiến tư vấn cho khách hàng. Tuy nhiên, bạn phải luôn nhớ rằng không có vụ việc nào là giống nhau 100%. Bởi vì cùng một vấn đề pháp lý như nhau, mỗi khách hàng có thể có điều kiện tài chính, đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh gặp phải hoặc nguyện vọng khác nhau. Vỉ thế, Luật sư cần có một kinh nghiệm thực tế dồi dào và sự linh động cao trong mọi tình huống để có thể cân nhắc bối cảnh thực tế của từng khách hàng để tìm ra giải pháp tối ưu nhất, tốt nhất trong trường hợp đó.
Nói chung, hoạt động hành nghề của luật sư tư vấn có một số đặc thù so với hoạt động của các chủ thể trong ngành tư pháp và hành chính. Vì thế, để có thể trở thành luật sư tư vấn và thành công với nghề này, bạn cần phải chuẩn bị một hành trang gồm kiến thức, kỹ năng và nhiều thứ khác nữa chứ không đơn thuần là một hình ảnh áo vest công sở bảnh bao, hào nhoáng như những gì bạn thấy trên tivi hay báo đâu nhé!
theo thế giới luật.vn
» Các trường hợp Luật sư được miễn tham gia lớp bồi dưỡng bắt buộc
» Luật Luật sư 2006 sửa đổi 2012
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo