Các chứng cứ cần có trong vụ án tranh chấp đất đai. Chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai là tài liệu hết sức quan trọng nhằm làm sáng tỏ vụ án, đảm bảo sự khách quan và công bằng trong xét xử. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc đặc biệt là người đang có tranh chấp đất biết được những giấy tờ, tài liệu chứng cứ cần phải nộp lên Tòa để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho mình.
Mục lục bài viết
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục luật định.
Tòa án sử dụng chứng cứ để làm căn cứ xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp được quy định tại (Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Căn cứ theo (khoản 1 Điều 6 BLTTDS 2015) đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Trường hợp không thể tự mình thu thập được chứng cứ, đương sự có quyền đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc theo quy định theo quy định tại (khoản 7 Điều 70 BLTTDS 2015).
Đối với vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai thì các tài liệu, chứng cứ chứng minh phải liên quan đến nguồn gốc tạo lập, quá trình sử dụng và hiện trạng đất. Theo đó chứng cứ cụ thể bao gồm:
Nguồn gốc tạo lập đất:
Giấy tờ khác về quyền sử dụng đất được xác lập trước ngày 15/10/1993 quy định tại (điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP) như sau:
Đất ở ổn định, không có tranh chấp. Sử dụng đất ổn định khi có đủ các căn cứ được quy định tại (điều 21 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP). Các giấy tờ chứng minh đất ở ổn định như sau:
Trong trường hợp người sử dụng đất không còn lưu lại các giấy tờ về đất thì có quyền yêu cầu cơ quan đang lưu giữ hồ sơ, tài liệu địa chính như Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng Tài nguyên và Môi trường các cấp để xin trích lục hồ sơ chứng minh về quyền sử dụng đất của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Người khởi kiện có quyền yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ. Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ thể hiện thông qua biên bản thẩm định tại chỗ, biên bản xem xét thẩm định tại chỗ, biên bản thẩm định giá, bản vẽ phần đất tranh chấp. Chứng cứ để làm cơ sở giải quyết tranh chấp đất mà Tòa thu thập nhằm xác định:
Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện tương tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khác theo quy định tại (Điều 202 và Điều 203 Luật Đất đai 2013).
Pháp luật Việt Nam giải quyết vụ án dựa trên các tài liệu, chứng cứ để làm cơ sở đưa ra kết luận của vụ án. “Án tại hồ sơ” là một trong những nguyên tắc của xét xử đòi hỏi mọi chứng cứ của vụ án phải được thu thập đầy đủ và chính xác đúng quy định của luật tố tụng và đưa vào hồ sơ vụ án.
Đối với các vụ án tranh chấp đất đai, vấn đề tìm ra chứng cứ và cung cấp chứng cứ là rất quan trọng, vì trong nhiều vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất có nguồn gốc rất lâu đời, nên chứng cứ bị mất dần đi theo thời gian, việc thu thập chứng cứ là vô cùng khó khăn.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp không bị xâm phạm, việc chứng minh nguồn gốc tạo lập, quá trình sử dụng và hiện trạng của đất là rất cần thiết. Việc chứng minh được thể hiện qua các tài liệu, chứng cứ của người sử dụng đất.
Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi chứng nhận…
Thuê Luật sư hòa giải đối thoại tại Tòa án. Đây là một giai đoạn…
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT Báo hiệu đường bộ. CỘNG HOÀ XÃ…
Thông tư 51/2024/TT-BGTVT thay thế Thông tư 54/2019/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo