Áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015. Khi quyết định hình hạt thì có 2 loại tình tiết tăng nặng là: Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và Tình tiết tăng nặng định khung hình phạt cần lưu ý khi áp dụng.

» Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định BLHS 2015

Áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như thế nào?

1. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những yếu tố làm thay đổi mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội theo hướng nặng hơn

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự làm cho tội phạm thay đổi mức độ nguy hiểm trong phạm vi cấu thành tội phạm, cấu thành định khung,  chứ không làm thay đổi tính chất của tội phạm ấy. Nghĩa là không thể vì có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mà người phạm tội sẽ bị xử phạt theo mức hình phạt cao hơn mức cao nhất của khung hình phạt mà người đó bị kết án. (có thể tăng nặng trách nhiệm hình sự được thu hút vào khung nặng hơn)

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015:

“Điều 52. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

d) Phạm tội có tính chất côn đồ;

đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;

e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

g) Phạm tội 02 lần trở lên;

h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;

k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;

n) Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiu người đphạm tội;

o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;

p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có nội dung và ý nghĩa tăng nặng khác nhau. Cho nên mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người bị áp dụng các tình tiết tăng nặng cũng khác nhau. Ví dụ mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự của người tái phạm nguy hiểm phải cao hơn người tái phạm; của người phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cao hơn người phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng [1]…

2. Các tình tiết tăng nặng có thể được quy định là tình tiết định tội hoặc tình tiết tăng nặng định khung hình phạt

Trong đó, các tình tiết tặng nặng định khung hình phạt là những tình tiết làm thay đổi tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội được quy định tại các khung tăng nặng của từng tội phạm cụ thể.

3. Một số trường hợp cần lưu ý khi áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại khoản 2 Điều 52 BLHS, thì “Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng”. Do vậy, khi áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cần lưu ý một số trường hợp:

– Thứ nhất, khi kết án bị cáo về một tội phạm cụ thể mà tình tiết tăng nặng đã là tình tiết định tội, thì không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS.

– Thứ hai, khi kết án bị cáo về một tội phạm cụ thể theo tình tiết tăng nặng định khung hình phạt mà tình tiết ấy cũng được BLHS quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, thì không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS.

– Thứ ba, khi kết án bị cáo về một tội phạm cụ thể theo tình tiết tăng nặng định khung hình phạt (ở khoản nặng hơn) mặc dù họ cũng phạm tội trong trường hợp có tình tiết tăng nặng định khung ở khoản nhẹ hơn và tình tiết nhẹ hơn cũng được BLHS quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, thì không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS.

Tuy nhiên, tại Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm về chức vụ lại hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi quy định tại Chương XXIII của Bộ luật Hình sự như sau:

“2. Trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi quy định tại Chương XXIII của Bộ luật Hình sự, mỗi lần đều đủ yếu tố cấu thành tội phạm và tổng trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ hoặc tài sản thiệt hại của các lần vi phạm thuộc khung hình phạt tăng nặng, nếu các lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ hoặc tài sản thiệt hại, họ còn bị áp dụng tình tiết định khung tặng nặng hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:

a) Nếu tổng trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ hoặc tài sản thiệt hại thuộc khoản 2 của điều luật tương ứng thì người phạm tội bị áp dụng thêm tình tiết định khung tăng nặng “phạm tội 02 lần trở lên”.

b) Nếu tổng trị giá tài sản chiếm đoạt hoặc của hối lộ nhận hoặc tài sản thiệt hại thuộc khung hình phạt tăng nặng khác thì người phạm tội bị áp dụng thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên”.

[1] Tình tiết gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng không được BLHS năm 2015 quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ở Điều 52 nhưng vẫn được coi là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt ở một số tội phạm cụ thể.

Xem: Điều 8 Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm về chức vụ lại hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi quy định tại Chương XXIII của Bộ luật Hình sự

» Luật sư bảo vệ cho người bị hại trong vụ án hình sự

» Luật sư bào chữa, biện hộ tại tòa án

Tư vấn về loại trừ các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Hình thức văn bản hành chính

Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…

Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo