Hôn nhân thực tế là gì? Hôn nhân thực tế được áp dụng cho việc phân chia tài sản trong trường hợp ly hôn, phân chia di sản thừa kế.
– Hôn nhân thực tế là gì?
Có nhiều trường hợp nam nữ ở với nhau như vợ chồng, cùng nhau tạo lập tài sản, có con chung nhưng không đăng ký kết hôn hoặc không đủ điều kiện đăng ký kết hôn thì xét phải tới thời gian chung sống, điều kiện kết hôn của các bên thì mới được được coi là có tồn tại hôn nhân thực tế.
– Dưới đây là những trường hợp mà pháp luật công nhận có tồn tại hôn nhân thực tế căn cứ theo Nghị quyết 35/2000/QH10 như sau:
a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thìđược khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì đượcTòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành.
Do đó, để được công nhận là hôn nhân thực tế cho các cặp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì phải thỏa mãn 2 điều kiện:
– Về hình thức: nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không tới cơ quan đăng ký kết hôn để làm thủ tục kết hôn
– Về nội dung: tuân thủ điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 1960 (như còn độc thân, đủ tuổi kết hôn, không kết hôn đối với người khác cùng họ trong phạm vi 5 đời……).
Trường hợp nam nữ còn độc thân và đủ điều kiện kết hôn mà sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì vẫn được công nhận là vợ chồng. Nếu sau này hai người ly hôn thì vẫn giải quyết theo quy định cho vợ chồng hợp pháp.
Trường hợp người đã vợ, chồng mà sống chung với người thứ ba trước năm 1987 thì quan hệ giữa người đó với người thứ ba không được công nhận là hôn nhân thực tế. Sau này nếu có xảy ra ly hôn thì tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc sở hữu của bên đó, tài sản chung thì thỏa thuận hoặc do Tòa án giải quyết, quyền lợi của con cái được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn.
b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 1 năm 1987 đến ngày 01 tháng 1 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 1 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 1 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;
Do đó, để được công nhận là hôn nhân thực tế cho các cặp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì phải thỏa mãn 2 điều kiện:
– Về hình thức: nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không tới cơ quan đăng ký kết hôn để làm thủ tục kết hôn
– Về nội dung: tuân thủ điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và phải đăng ký kết hôn trong thời hạn (hạn chót là ngày 1/1/2003). Nếu sau thời điểm này mà cả hai không đăng ký kết hôn thì sẽ không được coi là vợ chồng hợp pháp.
c) Kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a vàđiểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồngmà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết: Điều 17. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật.
1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
2. Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn.
3. Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.