Phân tích nguyên tắc pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước
Pháp luật phải quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bộ việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước.
Cơ sở lý luận
Lênin đưa ra định nghĩa: ” Pháp chế XHCN là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị – xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, nhân viên nhà nước và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện Hiến pháp, pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để chính xác.
Mọi hoạt động xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của tập thể, của công dân đều bị xử lý theo pháp luật”
- Trong xã hội phong kiến quản lý nhà nước như thế nào phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà vua vì vậy dễ dẫn đến sự tùy tiện.
- Trong xã hội dân chủ quản lý nhà nước phải tuân theo pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật là cơ sở minh bạch, công khai chống lại sự tùy tiện.
- Đồng thời một trong những đặc trưng của cơ quan nhà nước là tổ chức và hoạt động theo quy định của Hiến pháp và pháp luật vì vậy nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩ phải được quán triệt trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước
Cơ sở Hiến định: Điều 8 và điều 12 HP 2013.
Nội dung nguyên tắc:
- Pháp luật phải quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bộ việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước.
- Cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ theo pháp luật.
- Tăng cướng công tác kiểm tra, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước tùy tiện lạm quyền, tham nhũng xẩy ra khá nhiều
theo thegioiluat vn