Vai trò của Luật sư

Xã hội ngày càng phát triển, càng phát sinh thêm nhiều mối quan hệ giữa công dân với công dân, giữa công dân với các cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức với nhau. Những mối quan hệ này nhiều khi phát sinh mâu thuẫn, ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi bên. Với tư cách là Luật sư, người am hiểu pháp luật và kinh nghiệm trong hoạt động pháp luật, luật sư là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức có hiệu quả nhất tại Tòa án. Luật sư góp phần giảm thiểu các vụ án oan sai, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng trên cơ sở các quy định của pháp luật, qua đó vị thế của luật sư trong xã hội cũng ngày càng được nâng cao.

Theo quy định tại Điều 2 Luật luật sư năm 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2012) : “ Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).”

Luật sư và nghề luật sư đang ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Theo quy định tại Điều 3 Luật luật sư 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012), chức năng xã hội của luật sư là: “Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

  1. Luật sư trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa

Luật sư với tư cách là người hiểu biết pháp luật sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước, đảm bảo cho các hoạt động của các cơ quan này diễn ra đúng pháp luật, không bị sai lầm bằng việc giám sát. Pháp luật phải được mọi người nhận thức và thực hiện thống nhất trong cả nước và tất cả các ngành, pháp luật thống nhất đòi hỏi mọi người, mọi vùng miền phải có đủ thông tin về pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật.

  1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong và ngoài tố tụng

– Trong lĩnh vực tham gia tố tụng: Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý với tư cách là người bào chữa cho các bị can, bị cáo người bị tạm giữ trong các vụ án Hình sự hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong các vụ án dân sự, hành chính, lao động, ly hôn, người bị hại trong các vụ án hình sự…

Ngoài ra luật sư cũng trợ giúp pháp lý cho người chưa thành niên; người có nhược điểm về thể chất tâm thần; người có khung hình phạt cao nhất là tử hình… theo sự phân công của Trung tâm trợ giúp pháp lý, Đoàn luật sư và Tổ chức hành nghề luật sư trên cơ sở yêu cầu trợ giúp pháp lý của người thuộc diện trợ giúp pháp lý hoặc của Cơ quan tiến hành tố tụng.

– Trong lĩnh vực đại diện ngoài tố tụng:

Khoản 1 Điều 29 Luật luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 v quy định về Hoạt động đại diện ngoài tố tụng của luật sư như sau:

“1. Luật sư đại diện cho khách hàng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc mà luật sư đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức nơi luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động”.

Luật sư sẽ cùng người dân hoặc thay mặt người dân – những đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý để làm việc với các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các vụ việc liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Thông thường, luật sư tham gia đại diện ngoài tố tụng thể hiện trong các lĩnh vực như Hành chính, Lao động,khiếu nại…

  1. Luật sư có vai trò rất lớn trong việc giúp cá nhân, tổ chức hiểu biết pháp luật và thực hiện đúng pháp luật

Theo quy định tại Điều 28 Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 như sau:

1. Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ.

Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.

  1. Khi thực hiện tư vấn pháp luật, luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.”

Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật: Luật sư tham gia tư vấn cho khách hàng để đảm bảo quyền lợi hợp pháp tốt nhất cho khách hàng của mình: tư vấn hợp đồng, tư vấn cho các doanh nghiệp hoặc thực hiện các dịch vụ pháp lý khác…

  1. Luật sư trong hoạt động tuyên truyền pháp luật và hoạt động tác xây dựng pháp luật

– Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Luật sư với tư cách là độc lập, đứng ở giữa với nhà nước với nhân dân, do đó, không bị áp lực bởi sự quản lí của nhà nước. Họ là những người gần gũi, gần nhân dân, hiểu được nhân dân, do đó khi họ hiểu pháp luật thế nào thì sẽ tuyên truyền cho nhân dân một cách dễ hiểu nhất. Từ đó tạo nên nhiều ý kiến trái chiều về pháp luất, Luật sư không đứng cùng phía với Nhà nước để Nhà nước nhận ra được sự hạn chế của pháp luật để có hướng điều chỉnh cho đúng, phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của đất nước.

– Hoạt động đóng góp xây dựng chính sách, pháp luật về cải cách tư pháp, cải cách hành chính, và hội nhập kinh tế quốc tếTổ chức và tham gia các cuộc hội thảo, tọa đàm, góp ý bằng văn bản, tham gia ý kiến tại các cuộc họp của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố để góp ý đối với các dự án luật và văn bản dưới luật trong quá trình soạn thảo . Phản ánh, kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc thực tiễn hoạt động luật sư trong khuôn khổ hoạt động giám sát chấp hành pháp luật của các Đoàn công tác của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân Thành phố…

  1. Luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý khác

Điều 30 Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định về Hoạt động dịch vụ pháp lý khác của luật sư quy định như sau:

1. Dịch vụ pháp lý khác của luật sư bao gồm giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.

  1. Khi thực hiện dịch vụ pháp lý khác, luật sư có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.”

Thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý, luật sư đã đem đến cho người dân những thông tin pháp luật hữu ích, giải đáp những thắc mắc, giúp người dân hiểu hơn về các trình tự, thủ tục hành chính cần thiết khi giải quyết công việc, tránh việc đi lại nhiều lần dẫn đến tốn kém thời gian, tiền bạc và công sức của người dân, những người được trợ giúp pháp lý. Những vụ việc của họ được những luật sư trợ giúp pháp lý tư vấn, đại diện, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc nhanh chóng, đúng pháp luật, góp phần rất lớn vào công cuộc cải cách hành chính ở nước ta hiện nay.

theo luatduonggia

» Chức năng xã hội của Luật sư

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Hình thức văn bản hành chính

Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…

Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo