Tư vấn luật chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận chuyển giao công nghệ
– Phạm vi hoạt động Chuyển giao công nghệ
+ Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm các phát minh, giải pháp, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam và có thể được chuyển giao;
+ Bí quyết kỹ thuật; kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, quy trình, tài liệu, thiết kế kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao, đi kèm hoặc không đi kèm với máy móc thiết bị;
+ Giải pháp hợp lý hoá sản xuất và đổi mới công nghệ;
+ Các dịch vụ khác hỗ trợ chuyển giao công nghệ để tạo ra hàng hoá và/hoặc dịch vụ với chất lượng quy định trong hợp đồng;
+ Máy móc, thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật đi kèm với một hoặc nhiều nội dung nêu trên;
+ Nhượng quyền thương mại.
– Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ
Một hợp đồng chuyển giao công nghệ phải bao gồm các đặc điểm chính của công nghệ, quyền đối với công nghệ, quyền hạn và trách nhiệm trong việc thực hiện chuyển giao công nghệ. Hợp đồng cũng phải nêu chi tiết thời gian và địa điểm chuyển giao công nghệ, thời hạn bảo hành, giá, điều khoản và phương thức thanh toán. Một hợp đồng có thời hạn tối đa là 7 năm (hoặc có thể lên tới tối đa là 10 năm, nếu được cho phép đặc biệt).
Để thống nhất, Bộ KHCN đã ban hành mẫu hợp đồng, bao gồm tất cả các thông tin cần thiết trong Thông tư 30. Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập bằng văn bản, bằng tiếng Việt cùng với một thứ tiếng nước ngoài thông dụng, ví dụ như tiếng Anh.
So với các quy định cũ, các quy định mới về chuyển giao công nghệ thông thoáng hơn và tôn trọng kế hoạch kinh doanh của các bên, vì đã bỏ đi một số hạn chế và quy định cấm trong một hợp đồng chuyển giao công nghệ, ví dụ như về giá bán công nghệ, nguồn cung cấp nguyên liệu, thị trường, v.v.
– Đăng ký và thời hạn đăng ký chuyển giao công nghệ
So với các quy định cũ, các quy định hiện hành chỉ yêu cầu phải đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, thay cho việc vừa phải xin phê duyệt vừa phải đăng ký như trước đây.
Theo Nghị định 11, các cấp có thẩm quyền xác nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ gồm:
+ Tại cấp trung ương, Bộ KHCN xác nhận tất cả các hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam có giá trị trên 1 tỉ đồng Việt Nam (khoảng 65.000 USD) và tất cả các hợp đồng chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài, bất kể giá trị là bao nhiêu;
+ Tại cấp địa phương, Sở KHCN xác nhận các loại hợp đồng còn lại, bao gồm hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam có giá trị từ 1 tỉ đồng Việt Nam trở xuống, và tất cả các hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được đăng ký trong vòng 90 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng. Thông thường, nếu bộ hồ sơ đăng ký hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm:
+ Đơn đề nghị đăng ký;
+ Hợp đồng chuyển giao công nghệ;
+ Bản tóm tắt nội dung công nghệ được chuyển giao;
+ Thông tin về: tư cách pháp lý và tình hình tài chính, đại diện các bên tham gia hợp đồng, giấy tờ xác nhận quyền đối với công nghệ được chuyển giao,…
Tư vấn luật chuyển giao công nghệ:
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo