Trung tâm hoà giải thương mại là gì? Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Mục lục bài viết
Mục lục:
Tổ chức hòa giải thương mại bao gồm:
1. Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này.
2. Trung tâm trọng tài được thành lập và hoạt động theo pháp luật về trọng tài thương mại thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.
1. Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập theo quy định của Nghị định này, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Trung tâm hòa giải thương mại hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
3. Trung tâm hòa giải thương mại được lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.
4. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm hòa giải thương mại do điều lệ của Trung tâm quy định. Chủ tịch Trung tâm hòa giải thương mại là hòa giải viên thương mại.
1. Tên của Trung tâm hòa giải thương mại được đặt bằng tiếng Việt bao gồm cụm từ “Trung tâm hòa giải thương mại”, không trùng lặp, không gây nhầm lẫn với tên của các tổ chứchòa giải thương mại khác đã được cấp Giấy phép thành lập; không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Trung tâm hòa giải thương mại có thể dùng tên viết tắt, tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài.
2. Tên của chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại bao gồm cụm từ “chi nhánh” và tên củaTrung tâm hòa giải thương mại.
3. Tên của văn phòng đại diện Trung tâm hòa giải thương mại bao gồm cụm từ “văn phòng đạidiện” và tên của Trung tâm hòa giải thương mại.
1. Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này muốn thành lập Trung tâm hòa giải thương mại gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
b) Danh sách sáng lập viên;
c) Giấy tờ chứng minh sáng lập viên đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này;
d) Dự thảo Quy tắc hòa giải của Trung tâm.
Nội dung của Quy tắc hòa giải của Trung tâm không được trái quy định của pháp luật.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thànhlập cho Trung tâm hòa giải thương mại; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng vănbản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập của Trung tâm hòa giải thương mại có hiệu lực, Trung tâm gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đặt trụ sở. Hết thời hạn này, nếu Trung tâm hòa giải thương mại không đăng ký hoạt động thì Giấy phép thành lập không còn giá trị, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
2. Hồ sơ đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Giấy phép thành lập Trung tâm;
c) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Trung tâm.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm hòa giải thương mại; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Sở Tư pháp gửi bản sao Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại cho Bộ Tư pháp.
4. Trung tâm hòa giải thương mại được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Trung tâm hòa giải thương mại được sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm hòa giải thương mại phải đăng báo hằng ngày của Trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở của Trung tâm hòa giải thương mại;
b) Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại;
c) Số Giấy đăng ký hoạt động, cơ quan cấp, ngày, tháng, năm cấp;
d) Thời điểm bắt đầu hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại.
1. Trung tâm trọng tài đã được cấp Giấy phép thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật trọng tài thương mại muốn thực hiện hoạt động hòa giải thương mại gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị bổ sung hoạt động hòa giải thương mại theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
b) Dự thảo Quy tắc hòa giải của Trung tâm.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp ra quyết định bổ sung hoạt động hòa giải thương mại cho Trung tâm trọng tài; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Trung tâm trọng tài thực hiện đăng ký thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đăng ký hoạt động.
2. Các sáng lập viên nộp hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài muốn Trung tâm trọng tài được đồng thời thực hiện hoạt động hòa giải thương mại thì trong hồ sơ thành lập Trung tâm trọng tài gửi kèm theo Dự thảo Quy tắc hòa giải.
3. Nội dung Quy tắc hòa giải của Trung tâm trọng tài không được trái quy định của pháp luật.
4. Trình tự, thủ tục thành lập Trung tâm trọng tài, đăng ký hoạt động Trung tâm trọng tài, thay đổi nội dung Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động Trung tâm trọng tài được thực hiện theo quy định của pháp luật trọng tài thương mại.
1. Tổ chức hòa giải thương mại có các quyền sau đây:
a) Thực hiện hoạt động hòa giải thương mại;
b) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên thương mại;
c) Thu thù lao và các khoản thu hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại;
d) Xây dựng tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại và quy trình xét chọn, lập danh sách, xóa tên hòa giải viên thương mại trong danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức mình;
đ) Chỉ định hòa giải viên thương mại theo yêu cầu của các bên;
e) Các quyền khác theo quy định Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức hòa giải thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Lập, công bố danh sách hòa giải viên thương mại, gửi danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức mình cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hòa giải thương mại đăng ký hoạt động trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc kể từ ngày quyết định bổ sung hoạt động hòa giải thương mại cho Trung tâm trọng tài có hiệu lực hoặc kể từ ngày có thay đổi về danh sách hòa giải viên thương mại.
b) Trả thù lao và các chi phí khác cho hòa giải viên thương mại;
c) Ban hành quy tắc đạo đức và ứng xử của hòa giải viên thương mại;
d) Xây dựng, ban hành và công bố công khai Quy tắc hòa giải, mức thù lao hòa giải;
đ) Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hoạt động về tổ chức, hoạt động định kỳ hằng năm và khi có yêu cầu;
e) Lưu trữ hồ sơ, cung cấp thông tin về kết quả hòa giải theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo