Trình tự phiên tòa xét xử Phúc thẩm vụ án hình sự

Trình tự phiên tòa xét xử Phúc thẩm vụ án hình sự căn cứ theo Điều 354 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 về Thủ tục phiên tòa phúc thẩm: 

“1. Thủ tục bắt đầu phiên tòa và thủ tụng tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.

2. Chủ toạ phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.

Chủ toạ phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.

3. Khi tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên, người khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.”

Trình tự phiên tòa xét xử Phúc thẩm vụ án hình sự

1. Thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm hình sự

Thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm được tiến hành tương tự như phiên tòa sơ thẩm căn cứ khoản 1 Điều 354 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;

  • Phổ biến nội quy phiên tòa;
  • Thẩm phán khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
  • Thư ký Tòa án báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập và lý do vắng mặt.
  • Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án và kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ
  • Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.

2. Trình tự xét hỏi trong phiên tòa phúc thẩm hình sự

Căn cứ khoản 2 Điều 354 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:

  • Chủ tọa phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
  • Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.

3. Tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm hình sự

  • Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm (khoản 1 Điều 354 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).
  • Khi tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên, người khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án (khoản 3 Điều 354 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).

4. Nghị án và tuyên án trong phiên tòa phúc thẩm hình sự

  • Việc nghị án và tuyên án là thủ tục cuối cùng trong phiên toà sơ thẩm và được thực hiện bởi Thẩm phán và Hội thẩm. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số theo từng vấn đề một.
  • Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.
  • Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cơ sở pháp lý: Điều 326, Điều 327 và Điều 354 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

5. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm

Căn cứ theo Điều 355 Bộ luật tố tụng hình sự thì Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm như sau:

“1. Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền:

a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;

b) Sửa bản án sơ thẩm;

c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;

d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;

đ) Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.

2. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.”

» Trình tự thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo