Tiêu tiền chuyển nhầm vào tài khoản có bị xử lý hình sự không?

Tiêu tiền chuyển nhầm vào tài khoản có bị xử lý hình sự không? Người nhận được tiền chuyển nhầm, tiêu số tiền được chuyển nhầm vào tài khoản của mình có vi phạm pháp luật không? Người chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác cần phải làm gì để bảo vệ tài sản của mình. 

Tư vấn tiêu tiền chuyển nhầm vào tài khoản có bị xử lý hình sự?

1. Khi phát hiện chuyển nhầm tiền cần làm gì?

Người chuyển khoản khi phát hiện bản thân chuyển nhầm tài khoản, việc đầu tiên cần làm là báo ngay với ngân hàng về việc chuyển nhầm tài khoản. Cùng với đó là yêu cầu ngân hàng kiểm tra và thông báo đến phía ngân hàng của tài khoản được chuyển nhầm để xử lý theo quy định.

Nếu người nhận không hợp tác, về nguyên tắc ngân hàng bên nhận có quyền từ chối hợp tác. Tuy nhiên, ngân hàng nhận phải có trách nhiệm kêu gọi người nhận tiền nhầm trả tiền lại. Người gửi có thể thông báo để nhờ ngân hàng đầu nhận phong tỏa số tiền đã chuyển nhầm.

Nếu việc hỗ trợ của ngân hàng không có hiệu quả thì người chuyển nhầm có thể làm đơn khởi kiện ra TAND có thẩm quyền để yêu cầu trả lại tài sản. Hoặc người chuyển nhầm có thể làm đơn tố cáo lên cơ quan chức năng để tố cáo hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người được chuyển nhầm.

2. Người nhận được số tiền chuyển nhầm phải làm gì?

Khi nhận được số tiền do người khác chuyển nhầm thì nhất định phải trả lại cho chủ tài khoản. Bởi theo quy định tại Điều 579 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi chiếm hữu tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu:

“Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; ….

3. Xử phạt hành chính người sử dụng tiền trái pháp luật

Hành vi không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị phạt hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Theo đó, người không trả lại tiền chuyển nhầm tài khoản có thể bị phạt tiền:

– Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu sử dụng trái phép số tiền người khác chuyển nhầm

– Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

4. Người sử dụng tiền bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Ngoài ra, người không trả lại tiền chuyển nhầm tài khoản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội:

Tội chiếm giữ trái phép tài sản, Tội sử dụng trái phép tài sản

“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản tộ giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Điều 177. Tội sử dụng trái phép tài sản
1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc dưới 500.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 219 và Điều 220 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Tài sản là bảo vật quốc gia;
c) Phạm tội 02 lần trở l
ên;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

» Tư vấn luật hình sự

» Cách giúp bạn lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Hình thức văn bản hành chính

Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…

Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo