Thủ tục bổ sung tên thường gọi. Tôi muốn bổ sung thêm tên thường gọi vào các giấy tờ tùy thân thì làm thế nào, làm ở đâu ạ và sau khi thêm tên thường gọi vào thì các giấy tờ nào sẽ phải làm lại? Tôi xin cảm ơn anh chị.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi, với thắc mắc của bạn, chúng tôi giải đáp như sau:
1. Cơ sở pháp lý về việc bổ sung tên thường gọi:
– Luật Hộ tịch 2014.
2. Tư vấn về bổ sung tên thường gọi:
Việc bổ sung tên thường gọi vào các giấy tờ tùy thân được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định pháp luật về hộ tịch.
“Điều 27. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.”
– Hồ sơ bổ sung tên thường gọi bao gồm:
+ Tờ khai cải chính hộ tịch theo mẫu;
+ Giấy khai sinh bản chính;
+ Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân;
+ Sổ hộ khẩu.
– Trình tự, thủ tục bổ sung tên thường gọi được thực hiện như sau:
Người yêu cầu bổ sung tên thường gọi nộp hồ sơ theo quy định tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc bổ sung là có cơ sở, phù hợp với quy định pháp luật công chức tư pháp ghi vào Sổ hộ tịch.
Người yêu cầu và công chức tư pháp phải cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Sau khi được báo cáo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trong trường hợp cần xác minh, thời hạn thực hiện là không quá 03 ngày làm việc.
Việc bổ sung thêm tên gọi thường được ghi vào Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân, Sổ hộ khẩu.
Thủ tục bổ sung thêm tên thường gọi được miễn lệ phí.
3. Thủ tục bổ sung tên thường gọi vào sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân.
– Trước hết là bổ sung tên thường gọi vào sổ hộ khẩu:
Khoản 2 Điều 29 Luật Cư trú hướng dẫn về các trường hợp thay đổi về hộ tịch ghi trên sổ hộ khẩu như sau: Trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh.
Hồ sơ gồm:
+ Đơn yêu cầu thay đổi, bổ sung tên thường gọi;
+ Sổ hộ khẩu;
+ Giấy khai sinh;
+ Đơn xác nhận về việc có hai tên thường gọi, trong đơn bạn cần nêu rõ lý do vì sao trước đây trong sổ hộ khẩu lại chỉ ghi tên theo giấy khai sinh là….. mà không ghi tên thường gọi là….
+ Kèm theo hồ sơ trên, bạn có thể cung cấp thêm những giấy tờ làm căn cứ chứng minh về việc bạn có tên thường gọi là…, như: các loại bằng cấp; danh sách, thẻ hội viên….
– Nộp hồ sơ yêu cầu đính chính những thay đổi về hộ tịch trong sổ hộ khẩu tại:
+ Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
+ Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Sau khi sổ hộ khẩu đã được đính chính bổ sung tên thường gọi, bạn có thể làm lại chứng minh nhân dân để bổ sung tên thường gọi vào chứng minh nhân dân:
– Thủ tục cấp Chứng minh nhân dân được quy định tại Điều 6 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân:
Cấp Chứng minh nhân dân mới:
+ Xuất trình hộ khẩu thường trú;
+ Chụp ảnh;
+ In vân tay;
+ Khai các biểu mẫu;
+ Nộp giấy Chứng minh nhân dân đã cấp theo Quyết định số 143/CP ngày 09 tháng 8 năm 1976 (nếu có).
Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân theo Điều 5 Nghị định này.
+ Đơn trình bày rõ lý do xin đổi chứng minh hoặc cấp lại có xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
+ Xuất trình hộ khẩu thường trú;
+ Xuất trình quyết định thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
+ Chụp ảnh;
+ In vân tay hai ngón trỏ;
+ Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân;
+ Nộp lại Chứng minh nhân dân đã hết hạn sử dụng, hư hỏng hoặc có thay đổi nội dung theo quy định tại các điểm c, d, e Điều 5 Nghị định này.
Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định tại điểm a, b trên đây, cơ quan công an phải làm xong Chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, tối đa không quá 15 ngày (ở thành phố, thị xã), và 30 ngày (ở địa bàn khác). Công dân được cấp lần đầu, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân, phải nộp lệ phí theo quy định.
» Khi nào có thể thay đổi họ tên?
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…
Theo quy định tại Thông tư 73/2024/TT-BCA thì từ ngày 01/01/2025, người dân đã có thể tra…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ xử phạt vi…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo