Thông báo truy tìm là gì, truy tìm khác truy nã như thế nào? Truy tìm là việc tìm kiếm nạn nhân chưa rõ tung tích, người mất tích, đối tượng gây án bỏ trốn chưa rõ lai lịch, nhân chứng vật chứng của vụ án hình sự phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. Truy tìm được áp dụng cho tất cả những đối tượng không rõ tung tích, phạm vi tìm kiếm rộng hơn truy nã.
Tiêu chí | Truy tìm | Truy nã |
Định nghĩa | – Truy tìm là việc tìm kiếm nạn nhân chưa rõ tung tích, người mất tích, đối tượng gây án bỏ trốn chưa rõ lai lịch, nhân chứng, vật chứng của vụ án hình sự phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử – Trong các lĩnh vực khác, truy tìm được hiểu là việc tìm kiếm người hoặc vật. | Truy nã là việc cơ quan điều tra ra quyết định truy nã nhằm phát hiện, tìm hiếm, bắt giữ người có hành vi phạm tội đang lẩn trốn phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phạt tù hoặc tử hình |
Phạm vi | Thuật ngữ truy tìm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động điều tra phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm | Được áp dụng trong hoạt động tố tụng hình sự và thi hành án hình sự. |
Chủ thể | – Trong hoạt động điều tra: Được thực hiện bởi cơ quan điều tra. – Trong các lĩnh vực khác: Được thực hiện bởi bất kỳ cơ quan, tổ chức cá nhân nào. | Chỉ được thực hiện bởi cơ quan điều tra |
Đối tượng truy tìm | – Trong hoạt động điều tra: nạn nhân chưa rõ tung tích, người mất tích, đối tượng gây án bỏ trốn chưa rõ lai lịch, nhân chứng, vật chứng,.. – Trong lĩnh vực khác: người hoặc vật cần tìm kiếm. | Bị can, bị cáo; người bị kết án trục xuất, người chấp hành án trục xuất; người bị kết án phạt tù; người bị kết án tử hình; người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu. |
Căn cứ ra quyết định, thông báo | – Trong hoạt động điều tra: Khi cần tìm kiếm các đối tượng để phục vụ công tác điều tra. – Trong lĩnh vực khác: Khi có nhu cầu tìm kiếm. | Cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây: – Thuộc các đối tượng mà pháp luật quy định. – Có đủ căn cứ xác định đối tượng trên đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả; – Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn. |
Qua bảng trên, ta thấy được chủ thể ra quyết định, là điểm khác biệt rõ rệt giữa truy tìm và truy nã. Trong đó, chỉ có cơ quan điều tra có thẩm quyền ra quyết định truy nã.
» Lệnh truy nã là gì, có thời hạn bao lâu?
Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ xử phạt vi…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo