Quy định về cai nghiện bắt buộc? trốn cai nghiện bị xử lý như thế nào?

Quy định pháp luật về cai nghiện bắt buộc? Mức phạt trốn cai nghiện bắt buộc? Người nghiện ma túy khi nào thuộc diện phải đi cai nghiện bắt buộc? Người cai nghiện mà bỏ trốn khỏi cơ sở cai nghiện thì phải chịu trách nhiệm gì?. 

Quy định về cai nghiện bắt buộc? trốn cai nghiện bắt buộc bị xử lý như thế nào?

Mục lục:

  • 1. Quy định pháp luật về cai nghiện bắt buộc?
  • 2. Trốn khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc bị xử lý như thế nào?

1. Quy định pháp luật về cai nghiện bắt buộc?

Câu hỏi. Xin chào luật sư, người yêu em từ mấy năm trước bị bắt vì sử dụng chất kích thích và được quyết định đưa đi cai nghiện bắt buộc của tòa án năm 2019. Nhưng bây giờ có giấy báo cai nghiện bắt buộc có đúng không?

Luật sư tư vấn:

Theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trại cai nghiện bắt buộc:

“Điều 3. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.

2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.

3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.”

Ngoài ra Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định:

“Điểu 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.”

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện, cơ quan Công an cấp huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đưa người đi thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Khoản 1 Điều 15 Nghị định 221/2013/NĐ-CP).

Nếu khi có lệnh bắt đi cai nghiện mà bạn trai của bạn lại bỏ đi làm nơi khác là đã trốn tránh thực hiện nghĩa vụ. Khi đó, công an sẽ phải ra quyết định truy tìm đối với đối tượng đã bỏ trốn trước khi vào cơ sở cai nghiện được quy định:

“Điều 17. Truy tìm đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn

1. Trường hợp người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi đưa vào cơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi Tòa án quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm.

2. Trường hợp người đang chấp hành tại cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an có trách nhiệm phối hợp với cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc.

3. Trường hợp tìm được người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn mà không tự nguyện chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì bị áp giải đưa trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 2 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.

4. Thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.”

Về hình thức xử phạt hành chính khi vi phạm các quy định về thi hành các biện pháp xử lý hành chính quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

“Điều 14. Vi phạm các quy định về tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, thi hành các biện pháp xử lý hành chính…

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về việc chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.”

Trường hợp này nếu bạn trai của bạn sau khi kiểm tra không còn nghiện nữa, thì bạn trai của bạn cần làm hồ sơ và các giấy tờ liên quan chứng minh gửi cơ quan công an nơi đã phát hiện để tiến hành xác minh điều tra, xem xét. Nếu đáp ứng đủ điều kiện, tòa án nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan đã ra quyết định xử lý hành chính sẽ hủy bỏ quyết định đó. Tuy nhiên bạn trai của bạn do đã vi phạm quy định về việc chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nên sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

» Tư vấn về trường hợp bị bắt đi cai nghiện tập trung mà không còn nghiện

2. Trốn khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc bị xử lý như thế nào?

Chào Luật sư, em trai tôi nghiện ma túy và đã bị áp dụng biện pháp hành chính là buộc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thời gian cai nghiện là 12 tháng. Nay mới được 6 tháng em trai tôi đã bỏ trốn khỏi cơ sở cai nghiện.Tôi muốn hỏi luật sư liệu em tôi có bị phạt hay bị xử lý về hình sự không?

Luật sư tư vấn:

Quy định về việc truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn theo Điều 17 Nghị định 221/2013/NĐ-CP như sau:

“1. Trường hợp người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi đưa vào cơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi Tòa án quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm.

2. Trường hợp người đang chấp hành tại cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an có trách nhiệm phối hợp với cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc.

3. Trường hợp tìm được người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn mà không tự nguyện chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì bị áp giải đưa trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 2 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.

4. Thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.”

Khoản 3 Điều 32 Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định:

“Trong thời gian chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, học viên vi phạm quy chế, nội quy của cơ sở cai nghiện bắt buộc thì bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau:

a) Phê bình;

b) Cảnh cáo;

c) Giáo dục tại phòng kỷ luật”.

Như vậy, trong trường hợp người yêu của bạn đang chấp hành tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, nay đã bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ ra quyết định truy tìm. Cơ quan Công an phối hợp với cơ sở cai nghiện sẽ truy tìm và buộc đưa em bạn trở lại cơ sở cai nghiện. Khi em bạn bị bắt lại vào cơ sở cai nghiện sẽ bị áp dụng các biện pháp như: phê bình, cảnh cáo, giáo dục tại phòng kỷ luật như đã nêu ở trên. Trong thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nếu trong khi em bạn bỏ trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc, nếu có các hành vi vi phạm pháp luật như đập phá, hủy hoại tài sản của cơ sở cai nghiện, tấn công người khác… thì tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác… Nếu em bạn không có các hành vi vi phạm pháp luật nêu trên thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mặt khác, quy định về hình thức xử phạt hành chính khi vi phạm các quy định về thi hành các biện pháp xử lý hành chính tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 167/2013/NĐ-CP cnhư sau:

Điều 14. Vi phạm các quy định về tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, thi hành các biện pháp xử lý hành chính

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nghĩa vụ của người bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về việc chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”.

Căn cứ vào quy định trên người yêu của bạn do đã vi phạm quy định về việc chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nên sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

» Thủ tục đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình có mẫu đơn.

» Luật sư bào chữa vụ án ma túy

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Hình thức văn bản hành chính

Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…

Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo