Phân loại các dạng, mức độ khuyết tật. Người khuyết tật là người khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Theo đó, người khuyết tật phải có khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng, khiếm khuyết hoặc suy giảm chức năng được biểu hiện dưới các dạng tật, lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Theo Luật khuyết tật thì có 6 dạng khuyết tật:
Khuyết tật vận động;
khuyết tật nghe, nói;
khuyết tật nhìn;
khuyết tật thần kinh, tâm thần;
khuyết tật trí tuệ;
khuyết tật khác.
Có 3 mức độ khuyết tật được quy định như sau:
Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn;
Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc;
Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc 2 trường hợp trên.
» Điều kiện được trợ giúp pháp miễn phí?
» Luật sư bảo vệ quyền lợi trong vụ án dân sự
Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô…
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức mới theo hướng…
Nghị định số 121/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phân quyền, phân cấp trong…
Nghị định 70/2025/NĐ-CP là văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị…
Nghị định số 151/2025/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về phân định thẩm quyền của…
Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo