Phân biệt hòa giải cơ sở và hòa giải tiền tố tụng

Phân biệt hòa giải cơ sở và hòa giải tiền tố tụng. Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về hòa giải cơ sở tại thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác.

» Những tranh chấp đất đai phải tiến hành hòa giải

Hòa giải cơ sở

Hòa giải tiền tố tụng

Khái niệm, đặc điểm

Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về hòa giải cơ sở.

Khái niệm cơ sở ở đây được hiểu là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác.

Hòa giải tiền tố tụng được hiểu là trong trường hợp mà pháp luật quy định, các chủ thể trong mối quan hệ tranh chấp phải hòa giải thông qua cơ quan hòa giải. Sau khi có kết quả hòa giải, dù là hòa giải không thành, chủ thể mới được tiếp tục gửi đơn khởi kiện đến TAND có thẩm quyền.

 Có thể nói, hòa giải tiền tố tụng là thủ tục bắt buộc, một trong những điều kiện thụ lý theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hòa giải tiền tố tụng gồm có hai hình thức:

 + Hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất tại UBND xã, (phường, thị trấn)

+ Và hòa giải tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền.

Phạm vi hòa giải

Phạm vi của hòa giải bao gồm: mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác); tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất; tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình; vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính; vi phạm pháp luật hình sự trong một số trường hợp được pháp luật quy định…

Trừ các trường hợp sau đây:

a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;

b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải;

c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính;

d) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.

+ Trong giải quyết các tranh chấp đất đai:

Phạm vi hòa giải đối với hoạt động này là những tranh chấp đất đai mà các bên không tự hòa giải được. Tranh chấp đất đai bao gồm tranh chấp quyền sử dụng đất và tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất. Theo đó, các tranh chấp tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì không phải tiến hành hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp; còn tranh chấp quyền sử dụng đất được hiểu là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất thì phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp

+ Trong giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:

Phạm vi hòa giải là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Tuy nhiên các tranh chấp lao động cá nhân sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

+ Trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền:

 Phạm vi hòa giải là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.

Về bản chất

+ Hoạt động hòa giải ở cơ sở là việc giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp trên cơ sở hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích, thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng, vi phạm pháp luật giúp giữ gìn tình làng, nghĩa xóm; tăng cường tình đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư;

 + Ngăn ngừa kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giảm bớt vụ việc phải đưa lên TAND giải quyết, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho Nhà nước và nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.

+ Hoạt động hòa giải trong giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất của UBND cấp xã, phường, thị trấn; hòa giải tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền tại Hòa giải viên lao động, Chủ tịch UBND huyện (thị xã, thành phố thuộc tỉnh) là một thủ tục có tính chất pháp lý bắt buộc.

+ Đây có thể được coi như là một giai đoạn bắt buộc trước khi nộp đơn khởi kiện đến TAND có thẩm quyền.

Chủ thể thực hiện hòa giải

Các hòa giải viên thuộc các tổ hòa giải.

Tổ hòa giải là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở (gồm thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố và cộng đồng dân cư khác) để hoạt động hòa giải.

+ Hoạt động hòa giải trong giải quyết các tranh chấp đất đai do Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai thực hiện

+ Hoạt động hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động cá nhân do Hòa giải viên lao động tiến hành.

+ Hoạt động hòa giải trong giải quyết tranh chấp tập thể về quyền do Hòa giải viên lao động, Chủ tịch UBND huyện, (thị xã, thành phố thuộc tỉnh) tiến hành.

Hệ quả pháp lý

Đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở: Nếu hòa giải thành, các bên có thể thỏa thuận lập văn bản hòa giải thành; nếu hòa giải không thành thì các bên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.


 

+ Đối với hoạt động hòa giải trong giải quyết các tranh chấp đất đai: Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của UBND cấp xã. Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

+ Đối với hoạt động hòa giải trong giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân: Kết quả hòa giải tranh chấp lao động cá nhân phải được lập thành biên bản. Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo luật định mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

+ Đối với hoạt động hòa giải trong giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về quyền: Nếu hòa giải viên lao động hòa giải không thành, các bên có quyền yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện, (thị xã, thành phố thuộc tỉnh) giải quyết. Trong trường hợp các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc quá thời hạn luật định mà Chủ tịch UBND cấp huyện, (thị xã, thành phố thuộc tỉnh) không giải quyết thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

CSPL

Luật hòa giải ở cơ sở 2013

+ Luật đất đai 2013

+ Bộ luật lao động

» Trình tự hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã

» Thủ tục hòa giải trong tố tụng dân sự

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo