Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm

Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm tại điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS.

Phạm tội nhiều lần là có từ hai lần trở lên phạm cùng một loại tội, trong đó mỗi lần đều đã có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, nay các lần phạm tội đó được xét xử trong cùng một bản án.
Cần chú ý phân biệt phạm tội nhiều lần với phạm nhiều tội.

– Thuật ngữ tái phạm, tái phạm nguy hiểm được sử dụng thường xuyên và rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng dưới góc độ pháp lý thì thuật ngữ này có ý nghĩa gì?

Được quy định tại Điều 53 Bộ luật hình sự 2015 có ghi nhận như sau:

“Điều 53. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm

1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.”

Tái phạm là gì?

Để xem xét một người phạm tội có coi là tái phạm hay không phải dựa trên những căn cứ sau:

– Trước khi thực hiện hành vi phạm tội người đó đã bị kết án hay chưa

Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 người thực hiện hành vi phạm tội đã bị kết án trước đó về bất kể tội nào không phụ thuộc vào loại tội hay dấu hiệu lỗi. Tội mà người đó đã bị kết án trước đó có thể là tội rất nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng; lỗi của người phạm tội ở đây có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.

– Người phạm tội đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích.

Người được xóa án tích sẽ được coi như người chưa bị kết án. Việc xóa án tích đối với người phạm tội được thực hiện theo chương X của Bộ luật hình sự 2015, theo đó việc xóa án tích được xem xét dựa trên việc họ đã chấp hành xong nội dung bản án liên quan tới họ hay chưa bao gồm: hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác như án phí, bồi thường thiệt hại… Trường hợp người nào phạm tội mà chưa được xóa án tích về tội cũ nay lại vi phạm tội mới là căn cứ để xem xét đây có phải là hành vi tái phạm hay không.

– Người thực hiện hành vi phạm tội mới do lỗi cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do lỗi vô ý.

Trường hợp người phạm tội thực hiện tội mới là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng thì được xác định là hành vi tái phạm khi tội mới này người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý, còn nếu thực hiện với lỗi vô ý thì hành vi phạm tội này không coi là tái phạm.

Trường hợp tội mới mà người phạm tội thực hiện là tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng thì không phân biệt người phạm tội mới do lỗi cố ý hay vô ý, người thực hiện hành vi phạm tội này đều được xác định là hành vi tái phạm.

Như vậy, khi có đầy đủ các căn cứ trên thì người phạm tội mới sẽ được xác định là hành vi tái phạm. Ngoài ra khi xác định hành vi tái phạm cần chú ý những điểm sau:

  • Việc tái phạm chỉ được đặt ra khi hành vi phạm tội mới của họ đáp ứng các dấu hiệu cấu thành tội phạm độc lập, nếu không đáp ứng đủ cấu thành tội phạm của tội mới thì hành vi của người này không bị coi là phạm tội nên khi đó không đặt ra hành vi tái phạm
  • Tình tiết tái phạm được quy định trong Bộ luật hình sự vừa là tình tiết định tội vừa là tình tiết định khung hình phạt và vừa là tình tiết tăng nặng. Khi đó nếu tình tiết tái phạm đã là yếu tố định tội hoặc khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Tái phạm nguy hiểm là gì?

Tái phạm nguy hiểm được coi là dạng đặc biệt của hành vi tái phạm, do đó hành vi tái phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau sẽ được xác định là tái phạm nguy hiểm:

– Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.

Người nào đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trước đó mà do lỗi cố ý nhưng chưa được xóa án tích nay lại phạm tội mới cũng là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với lỗi cố ý thì hành vi phạm tội mới của người này được coi là tái phạm nguy hiểm.

–  Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Theo đó người nào đã bị kết án 2 lần về tội phạm độc lập do Bộ luật hình sự quy định, trong lần kết án thứ 2 trước đó người này đã bị áp dụng tình tiết tái phạm mà hành vi phạm tội này chưa được xóa án tích nay lại phạm tội mới do lỗi cố ý khi đó không phân biệt tội mới mà người này thực hiện là loại tội nào, hành vi phạm tội mới của họ sẽ được xác định là tái phạm nguy hiểm.

» Tư vấn về các giai đoạn thực hiện tội phạm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo