Người rút đơn tố cáo có được tố cáo lại không? Tố cáo là một quyền hiến định của công dân, được quy định tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013, theo đó mọi người có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm ngăn chặn việc gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trong quá trình cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết đơn tố cáo, nhiều trường hợp người tố cáo vì một số lý do rút đơn tố cáo, nhưng sau đó nhận thấy hành vi trái pháp luật chưa được ngăn chặn nên muốn tố cáo lại. Vậy người đã rút đơn tố cáo có được tố cáo lại không, quy định của pháp luật như thế nào về vấn đề này?
Mục lục bài viết
Theo Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018, tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định tại Luật Tố cáo báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tố cáo bao gồm 2 loại:
Theo Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018, nguời tố cáo có quyền thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo, được rút đơn tố cáo.
Như vậy, pháp luật tố cáo đã quy định cá nhân có quyền tố cáo, người đã nộp đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được quyền rút đơn tố cáo.
Theo Điều 33 Luật Tố cáo năm 2018:
“Người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản”.
Như vậy, để thực hiện quyền rút đơn tố cáo của mình, người tố cáo phải có văn bản rút đơn tố cáo, đồng thời việc này phải thực hiện trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo.
Theo Điều 4 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo của Chính phủ, văn bản rút tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ và tên, địa chỉ của người rút tố cáo; nội dung tố cáo được rút, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người rút tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trực tiếp rút tố cáo thì người tiếp nhận lập biên bản ghi lại việc rút tố cáo và người rút tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản. Văn bản rút tố cáo thực hiện theo Mẫu số 02, biên bản ghi lại việc rút tố cáo thực hiện theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 31/2019/NĐ-CP.
Khi rút đơn tố cáo, trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo thì phần còn lại của nội dung tố cáo vẫn được giải quyết theo quy định; trường hợp người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo thì người giải quyết tố cáo sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết toàn bộ nội dung tố cáo, trừ trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo.
Sau khi rút đơn tố cáo, người đã rút tố cáo không được hưởng quyền và không phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018, trừ trường hợp có căn cứ xác định người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi tố cáo của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Tố cáo là hành vi của cá nhân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Về bản chất, đó là hành vi nhằm ngăn chặn hành vi trái pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cá nhân và chủ thể khác khỏi hành vi vi phạm đó.
Hiện nay, Luật Tố cáo năm 2018 chỉ quy định cá nhân có quyền rút đơn tố cáo chứ chưa quy định về quyền tố cáo lại của người đã rút tố cáo. Theo Luật Tố cáo năm 2018, việc rút tố cáo được thực hiện trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Như vậy, đối với nội dung tố cáo đã được công dân rút tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo chưa giải quyết vụ việc bằng một văn bản, quyết định. Và do đó, khi hành vi vi phạm pháp luật vẫn diễn ra thì cá nhân vẫn có quyền tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo năm 2018:
“Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
c) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
d) Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật”.
Luật Tố cáo năm 2018 không quy định điều kiện về việc rút đơn tố cáo trước đó là căn cứ để không tiếp nhận đơn tố cáo lại mà chỉ cần đáp ứng các căn cứ nêu trên. Vì vậy, sau khi người tố cáo rút đơn tố cáo thì vẫn được tố cáo lại và việc tố cáo lại phải tuân thủ quy định của pháp luật về tố cáo như khi tố cáo lần đầu.
Như vậy, căn cứ quy định của Luật Tố cáo năm 2018, cá nhân có quyền tố cáo, rút đơn tố cáo và trường hợp đã rút đơn tố cáo thì vẫn có quyền tố cáo lại nếu việc tố cáo lại đáp ứng quy định của pháp luật tố cáo. Tố cáo là hành vi góp phần giúp loại bỏ sự xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và đơn tố cáo hợp pháp đều phải được giải quyết.
» Gửi đơn tố giác đến công an, được trả lời không có dấu hiệu hình sự thì làm thế nào?
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo