Categories: Luật hình sự

Người làm chứng khai gian dối có thể bị xử lý hình sự

Bạn đọc hỏi: Tôi được Tòa án triệu tập với tư cách người làm chứng trong một vụ án hình sự. Lời khai của tôi gây bất lợi cho người phạm tội. Người nhà của người phạm tội đã nhiều lần đến gặp tôi, lúc đầu còn nhẹ nhàng nói chuyện nhưng càng về sau càng quá đáng, họ đe dọa nếu tôi khai không theo ý họ thì sẽ làm cho tôi sống dở chết dở. Thưa luật sư, nếu tôi khai gian dối theo ý họ thì sẽ bị xử lý như thế nào? Đỗ Ngọc Minh (Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Luật sư Đặng Thành Chung trả lời:

Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về người làm chứng có các nội dung đáng chú ý sau đây:

– Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

– Người làm chứng có quyền: Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa…

– Người làm chứng có nghĩa vụ: trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó…

– Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Với tư cách người làm chứng, nếu bạn khai báo gian dối mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 382 Bộ luật Hình sự quy định như sau:

“1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm:
a) Phạm tội 2 lần trở lên;
b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm”.

Trường hợp bạn bị đe dọa, bạn nên làm đơn tố cáo tới cơ quan công an đang giải quyết vụ án và yêu cầu được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người thân thích của mình.

theo anninhthudo.vn

» bị Công an triệu tập phải làm gì?

» Luật sư tư vấn luật hình sự

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Hình thức văn bản hành chính

Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…

Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo