Thủ tục và mẫu đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý. Khi người được trợ giúp pháp lý không còn có nhu cầu muốn trợ giúp thì làm đơn xin rút yêu cầu trợ giúp pháp lý theo trình tự thủ tục quy định.
Mục lục:
Bước 1: Người được trợ giúp pháp lý có nguyện vọng rút yêu cầu trợ giúp pháp lý thì làm đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý và gửi tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bình Dương, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý) hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý (Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham
gia trợ giúp pháp lý, Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý, Cộng tác viên trợ giúp pháp lý).
Bước 2: Khi nhận được đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trả lời ngay bằng văn bản về việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;
– Gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính;
– Gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử.
Hồ sơ gồm:
Đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý
Thời hạn giải quyết hồ sơ:
Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Người được trợ giúp pháp lý có nguyện vọng rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh; tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Người được trợ giúp pháp lý được rút yêu cầu trợ giúp pháp lý, vụ việc trợ giúp pháp lý kết thúc.
Phí, lệ phí: Miễn phí.
Đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT–BTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
Download – tải: Mẫu đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý
(Mẫu số 05–TP–TGPL).
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…….., ngày ….. tháng ….. năm 20…..
ĐƠN RÚT YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Kính gửi: (1)……………………………………………..
Tôi là (họ và tên): (2)……………………………. hoặc (3) ………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………… Giới tính: ……………………….
Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………………..
Điện thoại: ………………………………………………………………………..
CMND/Thẻ căn cước công dân số: ……………………………………………………………… Ngày cấp …………………. Nơi cấp ………………………………………………………………….
Nghề nghiệp: ……………………………………………………………….. Dân tộc: …………….
Là người được trợ giúp pháp lý hoặc là giám hộ của người được trợ giúp pháp lý (2)………………………… đang được (1)……………….…………………..……………… trợ giúp pháp lý.
Đến nay, do không còn nhu cầu trợ giúp pháp lý, căn cứ vào khoản 6 Điều 8 của Luật Trợ giúp pháp lý, tôi xin rút yêu cầu trợ giúp pháp lý, đề nghị (1)…………………………………………………………….. xem xét, quyết định.
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)
Căn cứ pháp lý:
– Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; – Thông tư số 12/2018/TT–BTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
– Quyết định 2434/QĐ–BTP ngày 26/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính mới ban hành và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
» Luật sư bào chữa vụ án hình sự
» Mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo