Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự là bước rất quan trọng để củng cố chứng lý giúp luật sư tranh biện tại tòa án, đối với những hồ sơ lên đến nhiều nghìn bút lục thì việc nắm được phương pháp nghiên cứu là vô cùng quan trọng, giúp luật sư nắm bắt hồ sơ và tập trung vào những điểm nhấn cần thiết để bào chữa, bảo vệ trong vụ án.
– Kinh nghiệm nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự như sau:
Mục đích của việc nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự nhằm giúp cho luật sư nắm vững được nội dung vụ án, để từ đó có hướng bào chữa, bảo vệ một cách khách quan và chính xác nhất, trong đó xác định được:
+ Về thủ tục tố tụng có gì vi phạm không;
+ Có căn cứ kết tội bị cáo hay không, hành vi phạm tội cụ thể là gì, bối cảnh, thời gian, động cơ, mục đích phạm tội (nếu có), quyền lợi hợp pháp của đương sự khác trong vụ án như thế nào.
+ Có những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự không.
Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự cũng là cơ sở để luật sư lên kế hoạch hỏi, đối đáp và tranh luận trước tòa
– Phương pháp nghiên cứu hồ sơ
Hồ sơ vụ án được nghiên cứu theo tuần tự theo:
+ Quyết định khởi tố vụ án;
+ Quyết định khởi tố bị can;
+ Các quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát;
+ Các quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn;
+ Kết luận điều tra;
+ Bản Cáo trạng…
Bằng phương pháp này, luật sư sẽ dễ nắm được trọn vẹn nội dung vụ án đi theo tiến trình thời gian thực hiện các biện pháp, thủ tục tố tụng, nhược điểm là mất rất nhiều thời gian.
– Phương pháp nghiên cứu theo các tài liệu chính trong hồ sơ vụ án:
Nghiên cứu kết luận điều tra, cáo trạng, từ đó suy đoán theo trình tự ngược lại về mặt thời gian để kiểm tra tính xác thực và đúng đắn của quyết định truy tố, kết luận điều tra, theo hướng này luật sư dễ bị áp đặt theo quan điểm của cơ quan điều tra, viện kiểm sát. Với phương pháp này, luật sư nên tập trung vào nội dung kết luận điều tra, cáo trạng, để hình dung để tìm hiểu hành vi, thời điểm, diễn tiến tội phạm, đối chiếu với các lời khai ban đầu của bị cáo, đặc biệt là những lời khai tại ngày đầu thú, ngày bị bắt, ngày bị triệu tập lấy lời khai để đánh giá tình trung thực, khách quan của sự việc.
– Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ
Nghiên cứu Cáo trạng:
Cáo trạng là cơ sở pháp lý để Tòa án xét xử vụ án, luật sư cần nghiên cứu kỹ bản Cáo trạng để nắm vững nội dung vụ án và xác định rõ giới hạn xét xử. Khi xem xét cáo trạng cần chú ý các nội dung:
+ Hành vi phạm tội cụ thể của bị cáo mà Viện kiểm sát đã xác định trong Cáo trạng (kể cả hành vi không truy tố).
+ Các chứng cứ mà Viện kiểm sát dùng làm căn cứ xác định tội phạm và người phạm tội.
+ Tội danh và điều khoản.
+ Những tình tiết định khung hình phạt, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị can.
+ Mức độ thiệt hại và yêu cầu cụ thể về bồi thường thiệt hại (nếu có).
Nghiên cứu kết luận điều tra:
Sau khi nghiên cứu cáo trạng, cần nghiên cứu kết luận điều tra. Việc nghiên cứu kết luận điều tra và đối chiếu, so sánh với Cáo trạng giúp luật sư nắm được diễn biến của hành vi phạm tội, các chứng cứ mà Cơ quan điều tra sử dụng để chứng minh tội phạm và người phạm tội, kết luận và đề nghị của cơ quan điều tra về hướng giải quyết vụ án. Cần so sánh những điểm khác nhau giữa Kết luận điều tra và bản Cáo trạng (về các hành vi phạm tội, diện truy tố, các tội danh, điều khoản áp dụng của Bộ luật hình sự, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đề nghị áp dụng đối với từng bị can và lý do của sự khác nhau đó trong các vụ án có đồng phạm) để có hướng giải quyết các mâu thuẫn khi nghiên cứu các chứng cứ, tài liệu khác.
– Nghiên cứu các tài liệu về lời khai của những người tham gia tố tụng
Sau khi nghiên cứu Cáo trạng và Kết luận điều tra,cần nghiên cứu đến các tài liệu về lời khai của những người tham gia tố tụng như: Biên bản ghi lời khai của người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người đại diện hợp pháp của bị can, người bị hại (nếu có), biên bản đối chất và các tài liệu khác.
– Lưu ý, khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự đối với các chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội của một người nào đó, cần phải chứng minh rõ những vấn đề:
Một là: Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
Hai là: Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
Ba là: Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
Bốn là: Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
– Nghiên cứu đánh giá chứng cứ
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo một trình tự, thủ tục Bộ Luật Tố tụng Hình sự quy định mà cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Chứng cứ được xác định bằng vật chứng; lời khai của những người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, bị can, bị cáo; kết luận giám định; biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…
Theo quy định tại Thông tư 73/2024/TT-BCA thì từ ngày 01/01/2025, người dân đã có thể tra…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ xử phạt vi…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo