Categories: Tư vấn Ly hôn

Khi nào đương sự được quyền rút đơn ly hôn?

Khi nào đương sự được quyền rút đơn ly hôn? Khi cuộc hôn nhân rơi vào tình trạng bế tắc, các bên làm đơn nộp ra Tòa án xin ly hôn, trong nhiều trường hợp sau khi nộp đơn ly hôn thì tình cảm vợ chồng lại được hàn gắn trở lại và họ muốn tiếp tục quan hệ vợ chồng. Vậy, họ có quyền rút lại đơn ly hôn đó không?

Khi nào vợ hoặc chồng (đương sự) được quyền rút đơn ly hôn?

1. Thời điểm nào được rút đơn ly hôn:

Trong tố tụng dân sự nói chung và quá trình giải quyết vụ án ly hôn nói riêng, một trong những quyền đặc trưng của đương sự là quyền quyết định và tự định đoạt yêu cầu của mình. Quyền này đã được ghi nhận cụ thể tại khoản 2 Điều 5 và khoản 4 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

“Khoản 2 Điều 5: Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

Khoản 4 Điều 70: Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này.”

Theo các quy định trên, trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đương sự có quyền rút đơn khởi kiện. Cụ thể trong trường hợp giải quyết vụ án ly hôn, nguyên đơn có quyền được rút đơn ly hôn. Để tiến hành rút đơn ly hôn, có 02 thời điểm nguyên đơn có quyền rút đơn:

Thời điểm
rút đơn

Căn cứ pháp lý

KHI TÒA ÁN CHƯA THỤ LÝ VỤ ÁN

Khoản 2 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau:

“2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.”

Theo đó, đương sự hoàn toàn được rút đơn ly hôn khi Tòa án chưa thụ lý để giải quyết vụ án của mình.

KHI TÒA ÁN ĐÃ THỤ LÝ VỤ ÁN

Trước khi mở phiên tòa sơ thẩm

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:

c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan.”

Như vậy, ngay sau khi có quyết định thụ lý vụ án, người yêu cầu ly hôn được quyền rút đơn ly hôn. Nếu nguyên đơn rút hết toàn bộ yêu cầu của mình và không còn yêu cầu của các đương sự khác thì tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu; trong trường hợp này, Tòa án phải sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.

Tại phiên tòa sơ thẩm

Căn cứ theo quy định tại Điều 243, 244 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn, chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không.

Nếu đương sự muốn rút yêu cầu khởi kiện ly hôn thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử vụ án nếu thấy việc rút đơn là tự nguyện.

Trước khi mở phiên tòa phúc thẩm

Khoản 1 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về việc rút đơn trước hoặc tại phiên tòa phúc thẩm như sau:

Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau:

– Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;

– Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật. Trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định này thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án.

Tại phiên tòa phúc thẩm

2. Rút đơn ly hôn có nộp lại được không:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đương sự có quyền nộp lại đơn khởi kiện khi muốn yêu cầu ly hôn mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu. Theo quy định này, đối với yêu cầu ly hôn mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu thì đương sự có quyền nộp lại đơn khởi kiện, Tòa án vẫn sẽ xem xét đơn và giải quyết yêu cầu theo thủ tục tố tụng dân sự.

Cần chú ý, tuy pháp luật tố tụng chưa quy định nhưng đối với người có đơn yêu cầu xin ly hôn mà bị Toà án bác đơn xin ly hôn thì sau một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật, người đó mới lại được yêu cầu Toà án giải quyết việc xin ly hôn (mục 10.c Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP).

» Luật sư tư vấn ly hôn

» Luật sư tranh tụng vụ án Hôn nhân

Tư vấn cho đương sự khi nào được quyền rút đơn ly hôn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Hình thức văn bản hành chính

Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…

Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo