Hướng dẫn viết bản mô tả sáng chế

Hướng dẫn viết bản mô tả cho tác giả sáng chế. Bản mô tả sáng chế là một tài liệu rất quan trọng để bộc lộ nội dung sáng chế và phạm vi bảo hộ.

Để viết được một bản mô tả sáng chế phù hợp, đúng quy định của pháp luật, tác giả sáng chế cần quan tâm tới các vấn đề sau:

  1. Tên sáng chế

Tên sáng chế phải ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện vắn tắt dạng đối tượng, chức năng hoặc công dụng, của đối tượng đó. Không được lấy tên thương mại của sản phẩm làm tên sáng chế.

  1. Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập

Phần này cần được thể hiện theo quy định tại điểm 23.6.b (ii) Thông tư, cụ thể là trong phần này phải chỉ ra lĩnh vực kỹ thuật, trong đó sáng chế được sử dụng hoặc có liên quan. Nếu sáng chế được sử dụng hoặc có liên quan tới nhiều lĩnh vực thì phải chỉ ra tất cả các lĩnh vực đó.

      Thông thường phần này có thể được thể hiện trong một đoạn văn có dạng “Sáng chế đề cập đến …… (nêu lại đối tượng trong tên sang chế)”

Ví dụ: Nếu sáng chế có tên là “Khung xe máy và xe máy sử dụng khung này” thì Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập sẽ là “Sáng chế đề cập đến khung xe máy và xe máy sử dụng khung này”

  1. Tình trạng kỹ thuật của sáng chế:

Trong phần này, người nộp đơn phải trình bày tóm tắt các giải pháp kỹ thuật đã biết cùng nhằm một mục đích hoặc giải quyết cùng một vấn đề kỹ thuật như sáng chế nêu trong đơn, đồng thời phải chỉ dẫn cụ thể đến tài liệu mô tả các giải pháp kỹ thuật đó, sao cho người quan tâm đến lĩnh vực này có thể tìm được các giải pháp đó một cách dễ dàng. Trên cơ sở các giải pháp kỹ thuật đã biết đó, cần chỉ ra được một hoặc một số giải pháp kỹ thuật có bản chất hoặc có liên quan về mặt kỹ thuật gần nhất với sáng chế nêu trong đơn bằng cách tóm tắt bản chất và chỉ ra nhược điểm, hạn chế của (các) giải pháp kỹ thuật đã biết đó. Các nhược điểm, hạn chế trình bày trong phần này phải chính xác, khách quan, không phóng đại.

Nếu không có thông tin về tình trạng kỹ thuật liên quan thì phải ghi rõ điều đó.

Ví dụ: Với sáng chế về “Khung xe máy và xe máy sử dụng khung này”, phần tình trạng kỹ thuật của sáng chế có thể được viết là

Khung xe máy hiện nay có cấu tạo bao gồm ……, cấu tạo này khiến cho khung xe máy bị ……

  1. Bản chất kỹ thuật của sáng chế:

Bản chất kỹ thuật của sáng chế là phần mô tả cách thức đạt được mục đích của sáng chế. Trong phần này phải mô tả chi tiết giải pháp kỹthuật đến mức đủ để xác định được bản chất của giải pháp đó.Phần này của sáng chế thường mở đầu bằng đoạn trình bày mục đích mà sáng chế cần đạt được. Sau đó, phần này cần mô tả đầy đủ và chi tiết các dấu hiệu, đặc điểm của giải pháp kỹ thuật cơ bản của sáng chế.

Ví dụ:

Mục đích của sáng chế là đề xuất khung xe máy và xe máy sử dụng khung này đảm bảo khắc phục được các nhược điểm đã nêu.

Khung xe máy theo sáng chế bao gồm …..

  1. Mô tả vắn tắt hình vẽ (nếu có)

Nếu phần mô tả có hình vẽ minh hoạ đểlàm rõ bản chất của sáng chế thì phải có danh mục các hình vẽ và giải thích ngắn gọn mỗi hình vẽ đó theo cách bao gồm mô tả loại hình vẽ kỹ thuật và tên của đối tượng được thể hiện trên hình vẽ đó, chẳng hạn như:

Hình 1 là hình chiếu bằng của cơ cấu…;

Hình 2 là hình vẽ mặt cắt theo đường A-A trên Hình 1.

  1. Mô tả chi tiết sáng chế

Trong phần này phải mô tả được một cách chi tiết một hoặc một số phương án thực hiện sáng chế, tức là giải pháp kỹ thuật cụ thể mà người nộp đơn muốn đăng ký sáng chế, sao cho người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể đạt được mục đích đề ra của sáng chế hoặc thực hiện được sáng chế

Tại phần này, Quý Khách hàng sẽ tập trung vào việc mô tả chi tiết cấu trúc của sáng chế, chứ không mô tả chung chung, khái quát như ở mục 3 (bản chất kỹ thuật). Quý Khách hàng nêu rõ từng bộ phận, từng chi tiết. Các bộ phận, chi tiết này có kích thước ra sao, hình dáng như thế nào, có đặc điểm gì, nằm ở những vị trí nào, và liên kết với các bộ phận, chi tiết khác ra sao,

Quý Khách hàng trình bày cách vận hành thiết bị theo những bước nào, trình tự ra sao. Từng khâu, từng công đoạn thực hiện phải cụ thể, rõ ràng, chi tiết như thế nào. Quá trình hoạt động của thiết bị có lưu ý vấn đề gì không.

  1. Yêu cầu bảo hộ:
  • Xác định cụ thể yếu tố nào tác giả sáng chế muốn bảo hộ?
  • Quý Khách hàng nêu điểm mới, điểm sáng tạo của sáng chế so với các đối tượng đã có hiện nay. Điểm mới, điểm sáng tạo này chính là yếu tố mà Quý Khách hàng muốn bảo hộ.
  • Xác định cụ thể bộ phận nào của thiết bị, tác giả sáng chế muốn bảo hộ?
  • Quý Khách hàng nêu bộ phận nào mang điểm mới, điểm sáng tạo và cần được bảo hộ.
  • Xác định cụ thể phương thức/quy trình tác giả sáng chế muốn bảo hộ?
  • Tại phần này, nếu sáng chế của Quý Khách hàng dưới dạng quy trình thực hiện một việc (chứ không phải là một thiết bị hay vật cụ thể) thì Quý Khách hàng nêu rõ phương thức/quy trình hay các bước thực hiện công việc nào mà mang điểm mới, điểm sáng tạo cần được bảo hộ.

>> Đơn xin đăng ký cấp bằng sáng chế

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo