Giáo viên ngược đãi học sinh sẽ bị truy cứu thế nào?

Các trường hợp nào bị xử lý với việc giáo viên ngược đãi học sinh?

Hiện nay, tôi đọc báo và thấy rất nhiều trường hợp các cháu được gửi đến các trường mầm non tư thục và bị các cô giáo ở đây hành hạ, ngược đãi. Tôi muốn hỏi theo quy định hiện nay, các trường hợp này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Trả lời:

Tất cả mọi hành vi cố ý gây tổn hại đến thân thể, tinh thần, danh sự và nhân phẩm của trẻ em, dù thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào cũng sẽ bị pháp luật trừng trị. Theo Điều 4 Luật Trẻ em, “bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lặng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất và tinh thần của trẻ em”.

Để bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người phạm tội phải thỏa mãn cấu thành tội phạm theo quy định Bộ luật hình sự tùy vào tội phạm tương ứng:

-Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo điểm e khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người dưới 16 tuổi mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Luật sư Đặng Thành Chung – Công ty Luật An Ninh (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội)

– Tội hành hạ người khác theo điểm a khoản 2 Điều 140 Bộ luật hình sự: Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình là người dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

– Tội giết người theo điểm b khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự: Người nào giết người dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Nếu không đáp ứng yêu cầu về mặt cấu thành tội phạm, tức là chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có hành vi bạo lực trẻ em phải chịu xử phạt hành chính. Mức phạt hành chính hiện nay theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi: xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em; bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;… Ngoài ra, người vi phạm phải chịu mọi chi phí để khám, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều này; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm đ khoản 2 Điều này.

 Luật sư Đặng Thành Chung Công ty luật TNHH An Ninh có phần trả lời báo.
theo giadinhvietnam.com

» Tư vấn luật dân sự

» Tư vấn luật hình sự

Liên hệ tư vấn pháp luật:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo